Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Việt	Phương

Có ai có bài hóa nâng cao lớp 12 ko ạ cho em

💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
19 tháng 1 2022 lúc 13:24

Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Để học tốt Hóa 12 nâng cao, phần này giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa Hóa học lớp 12 nâng cao được biên soạn bám sát theo nội dung sách Hóa học 12 nâng cao.

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

    + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

hok tôt 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Tuấn Nam
19 tháng 1 2022 lúc 13:55

Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.

/HT\

k ik

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Khánh An
19 tháng 1 2022 lúc 13:21

anh lên tra ở google là ra 1 đống

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
19 tháng 1 2022 lúc 13:24

@Hà Việt Phương lớp 5 mà sao lại xin bài lớp 12

Khách vãng lai đã xóa
💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
19 tháng 1 2022 lúc 13:25

 nó lớp 5 à 

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
19 tháng 1 2022 lúc 13:27

ờ, người này cùng phòng thi vs tôi trong a-si-mét đấy. mà nghe xin bài lớp 12 có vẻ.. k ổn lắm

Khách vãng lai đã xóa
Hà Việt	Phương
19 tháng 1 2022 lúc 13:27

Bộ xin làm luyện tập ko dc hã

Khách vãng lai đã xóa
💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
19 tháng 1 2022 lúc 13:27

chịu lun

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
19 tháng 1 2022 lúc 13:28

à k lớp 6, mà chưa j xin bài lớp 12, thôi off đây, căng thẳng quá

Khách vãng lai đã xóa
Hà Việt	Phương
19 tháng 1 2022 lúc 13:28

Lớp 6 bạn êy,xin để làm LT ko dc hã

Khách vãng lai đã xóa
💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
19 tháng 1 2022 lúc 13:56

Câu 1: Để trung hoà 15 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7, cần dùng dung dịch chứa a gam NaOH. Giá trị của a là
A. 0,200. B. 0,075. C. 0,150. D. 0,280.

Câu 2: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Mg vào lượng dư dung dịch FeSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
A. 12,67%. B. 85,30%. C. 90,59%. D. 82,20%.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất hữu cơ X cần 4,48 lít O2 (ở đktc) thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau. Biết rằng X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Công thức của X là
A. CH3COOH. B. HCOOC3H7. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.


 
Câu 4: Khi thuỷ phân hoàn toàn 500 gam protein A thì được 170 gam alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là
A. 200. B. 173. C. 191. D. 211.

Câu 5: Hợp chất hữu có X chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử là C6H10O4. Khi thủy phân X trong dung dịch NaOH thu được một muối và hai ancol có số nguyên tử cacbon gấp đôi nhau. X có công thức cấu tạo là
A. HOOC - (CH2)4 – COOH.
B. HOOC - CH2- CH2 - CH2 - COO - CH3.
C. CH3OOC - CH2 - COO - C2H5.
D. C2H5OOC - CH2 - CH2 – COOCH3.

Câu 6: Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin (vinyl xianua) thu được một loại cao su Buna-N có chứa 8,69% N về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và acrilonitrin lần lượt là
A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 1 : 1.

Câu 7: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự oxi hoá ion Na+. B. sự oxi hoá ion Cl- C. sự khử ion Cl-. D. sự khử ion Na+.


 
Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Hg, Na, Ca. B. Zn, Cu, Mg. C. Fe, Ni, Sn. D. Al, Fe, CuO.

Câu 9: Oxi hoá 1 ancol đơn chức X bằng CuO đun nóng được anđehit Y. Oxi hoá không hoàn toàn Y bằng O2 thu được axit Z. Cho Z tác dụng với X thu được m gam este. Thuỷ phân m gam este này bằng dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m1 gam muối khan. Nếu thuỷ phân m gam este bằng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ thì lượng muối khan thu được là m2 gam (biết m2 < m < m1). Công thức của Y là
A. CH3CHO. B. C2H5CHO. C. C2H3CHO. D. HCHO.

Câu 10: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 55 lít. B. 81 lít. C. 70 lít. D. 49 lít.

Câu 11: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: CH3NH3Cl (1) ; C6H5NH3Cl (2); NH2-CH2-COOH (3). Dãy các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần là
A. (3) < (1) < (2). B. (2) < (3) < (1). C. (1) < (2) < (3). D. (2) < (1) < (3).


 
Câu 12: Đốt 0,1 mol chất béo thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,6 mol. Hỏi 1 mol chất béo đó có thể cộng hợp tối đa với bao nhiêu mol Br2?
A. 2 mol. B. 3 mol. C. 4 mol. D. 5 mol.

Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích khí NH3 tối thiểu ở điều kiện tiêu chuẩn cần để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là
A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 6,72.

Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch alanin. B. Dung dịch glyxin. C. Dung dịch lysin. D. Dung dịch valin.

Câu 15: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử Ag+/Ag và Zn2+/Zn lần lượt là +0,80V và -0,76V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Zn – Ag bằng
A. 0,84V. B. 0,04V. C. 1,56V. D. 2,36V.

Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp 2 este đơn chức X, Y cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo của 2 este là
A. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5 .
D. C3H7COOCH3 và C3H7COOC2H5.

Câu 17: Trong các dung dịch sau: glucozơ; 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD); etylen glicol; KOH loãng; Ala-Ala-Gly; amoniac; propan-1,3-điol. Số dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.

Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì thể tích hơi nước sinh ra bằng thể tích khí oxi đã phản ứng ở cùng điều kiện. Tên gọi của este là
A. propyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl fomat.


 
Câu 19: Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe, Al, Cu. B. Fe, Cu, Ni. C. Ni, Cu, Ca. D. Zn, Mg, Fe.

Câu 20: Số miligam KOH cần để trung hoà lượng axit béo tự do và xà phòng hoá triglixerit trong một gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo. Một mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa 89% tristearin có chỉ số xà phòng hoá là
A. 155. B. 175. C. 165. D. 185.

Câu 21: Cho dãy các chất: C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

đây nữa nhá

hok tốt 

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
19 tháng 1 2022 lúc 17:05

Đốt cháy một chất hữu cơ có 6 nguyên tử C trong phân tử thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Hợp chất đó có thể là hợp chất nào trong các  hợp chất dưới đây. Biết rằng số mol oxi tiêu thụ bằng số mol CO2 thu được?

A. Glucozơ C6H12O6

B. Xiclohexanol C6H12O

C. Axit hexanoic C5H11COOH

D. Hexanal 

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hà Việt	Phương
Xem chi tiết
Nga Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Khánh Duy
Xem chi tiết
Minh Anh Nguyễn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Thơm Phạm
Xem chi tiết