Ôn tập Tam giác

Phạm Hương Giang

Cho \(\Delta ABC\) cân tại A ( Góc A < 90 độ ) . Vì \(BD\perp AC\) ( \(D\in AC\) ) , \(CE\perp AB\left(E\in AB\right)\). Gọi I là giao điểm của BD và CE

CMR :

a,AD = AE

b,DE// BC

c, Gọi M là trung điểm của BC , CMR : A , I , M thẳng hàng

d, \(AI^2+BE^2=AB^2+BI^2\)

nguyen thi vang
8 tháng 3 2018 lúc 20:58

A B C H D E I

a) Xét \(\Delta ADB,\Delta AEC\) có :

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\left(=90^o\right)\)

\(AB=AC\) (tam giác ABC cân tại A)

\(\widehat{A}:chung\)

=> \(\Delta ADB=\Delta AEC\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> AD = AE (2 cạnh tương ứng)

b) Xét \(\Delta ADE\) có :

AD = AE (cm câu a)

=> \(\Delta ADE\) cân tại A

Ta có : \(\widehat{AED}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{A}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta ABC\) cân tại A có :

\(\widehat{ABC}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{A}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\left(=\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị.

=> \(DE//BC\)

c) Xét \(\Delta AEI,\Delta ADI\) có :

AE = AD (\(\Delta AED\) cân tại A)

\(\widehat{AEI}=\widehat{ADI}\left(=90^o\right)\)

\(AI:Chung\)

=> \(\Delta AEI=\Delta ADI\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{EAI}=\widehat{DAI}\) (2 góc tương ứng)

=> AI là tia phân giác của góc A (3)

Xét \(\Delta ABM,\Delta ACM\) có :

AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

\(AM:chung\)

BM = CM (M là trung điểm của BC)

=> \(\Delta ABM=\Delta ACM\left(c.c.c\right)\)

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) (2 góc tương ứng)

=> \(AM\) là tia phân giác của góc A (4)

Từ (3) và (4) => \(AI\equiv AM\)

=> A, I, M thẳng hàng.


Các câu hỏi tương tự
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Dương Trần Thiên Chi
Xem chi tiết
Viên Viên
Xem chi tiết
KurokoTetsuya
Xem chi tiết
Trang Mai
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
Xem chi tiết
los angleles bucks
Xem chi tiết
Bùi Quang Sang
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết