Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Trâm

cho ΔABC cân tại A . Mϵ tia đối của tia BC , N ϵ tia đối của tia CB, BM=CN . kẻ BE vuông góc với AM , CF vuông góc với AN 

CM A) ΔBME=ΔCNF

      B) EB và CF kéo dài cắt nhau tại O .cm AO là tia phân giác của góc MAN 

      c) qua M kẻ đường thẳng vuông góc với AM , qua N kẻ đường thẳng vuông với AN . cát nhau tại H .CM A-O-H  thẳng hàng

a: Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

BM=CN

Do đó: ΔABM=ΔACN

=>\(\widehat{AMB}=\widehat{ANC}\) và AM=AN

Xét ΔBME vuông tại E và ΔCNF vuông tại F có

BM=CN

\(\widehat{BME}=\widehat{CNF}\)

Do đó: ΔBME=ΔCNF

b: Ta có: ΔBME=ΔCNF

=>\(\widehat{EBM}=\widehat{FCN}\)

mà \(\widehat{EBM}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)

và \(\widehat{FCN}=\widehat{OCB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

=>OB=OC

=>O nằm trên đường trung trực của BC(1)

Ta có: AB=AC

=>A nằm trên đường trung trực của BC(2)

Từ (1),(2) suy ra AO là đường trung trực của BC

=>AO\(\perp\)BC

=>AO\(\perp\)MN

Ta có: ΔAMN cân tại A

mà AO là đường cao

nên AO là phân giác của góc MAN

c: Xét ΔAMH vuông tại M và ΔANH vuông tại N có

AH chung

AM=AN

Do đó: ΔAMH=ΔANH

=>HM=HN

=>H nằm trên đường trung trực của MN(3)

ta có: AM=AN

=>A nằm trên đường trung trực của MN(4)

Từ (3) và (4) suy ra AH là đường trung trực của MN

=>AH\(\perp\)MN

mà AO\(\perp\)MN

và AH,AO có điểm chung là A

nên A,H,O thẳng hàng


Các câu hỏi tương tự
Phạm Anh Thư
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Trương Minh Duy
Xem chi tiết
Trịnh Linh
Xem chi tiết
LÊ NGỌC ÁNH
Xem chi tiết
Haven1314
Xem chi tiết
dragon gamer
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Xuan
Xem chi tiết
thiên thần
Xem chi tiết