Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Trâm

cho ΔABC cân tại A . Mϵ tia đối của tia BC , N ϵ tia đối của tia CB, BM=CN . kẻ BE vuông góc với AM , CF vuông góc với AN 

CM A) ΔBME=ΔCNF

      B) EB và CF kéo dài cắt nhau tại O .cm AO là tia phân giác của góc MAN 

      c) qua M kẻ đường thẳng vuông góc với AM , qua N kẻ đường thẳng vuông với AN . cát nhau tại H .CM A-O-H  thẳng hàng

a: Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

BM=CN

Do đó: ΔABM=ΔACN

=>\(\widehat{AMB}=\widehat{ANC}\) và AM=AN

Xét ΔBME vuông tại E và ΔCNF vuông tại F có

BM=CN

\(\widehat{BME}=\widehat{CNF}\)

Do đó: ΔBME=ΔCNF

b: Ta có: ΔBME=ΔCNF

=>\(\widehat{EBM}=\widehat{FCN}\)

mà \(\widehat{EBM}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)

và \(\widehat{FCN}=\widehat{OCB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

=>OB=OC

=>O nằm trên đường trung trực của BC(1)

Ta có: AB=AC

=>A nằm trên đường trung trực của BC(2)

Từ (1),(2) suy ra AO là đường trung trực của BC

=>AO\(\perp\)BC

=>AO\(\perp\)MN

Ta có: ΔAMN cân tại A

mà AO là đường cao

nên AO là phân giác của góc MAN

c: Xét ΔAMH vuông tại M và ΔANH vuông tại N có

AH chung

AM=AN

Do đó: ΔAMH=ΔANH

=>HM=HN

=>H nằm trên đường trung trực của MN(3)

ta có: AM=AN

=>A nằm trên đường trung trực của MN(4)

Từ (3) và (4) suy ra AH là đường trung trực của MN

=>AH\(\perp\)MN

mà AO\(\perp\)MN

và AH,AO có điểm chung là A

nên A,H,O thẳng hàng