Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mạnh Lê

Cho BC là dây cung cố định của đường tròn (O;R), A là điểm trên cung lớn BC sao cho AB<AC. Tia phân giác Ax của góc \(\widehat{BAC}\)cắt BC tại D và cắt đường tròn (O) tại E, gọi K là giao điểm của OE và BC. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt đường thẳng BC kéo dài tại M, vẽ tiếp tuyến MF của đường tròn (O) với F là tiếp điểm.

c. Chứng minh rằng tam giác MDF cân và giao điểm của DF với OE thuộc đường tròn (O)

d. Cho biết A di chuyển trên cung lớn BC sao cho AB < AC. CMR : BF + CF < 2BE

Các bạn giúp mình giải bài này với ạ. Xin trân trọng cảm ơn !!!

Nguyễn Tất Đạt
29 tháng 1 2019 lúc 21:00

A B C O D E K M F T y x

c) Gọi T là giao điểm thứ hai của FD với đường tròn (O). Ta c/m EO đi qua T.

Ta có: ^ADM = ^DAC + ^DCA = ^BAC/2 + ^ACB = ^BAD + ^MAB = ^MAD => \(\Delta\)DAM cân tại M => MA=MD

Lại có: MA và MF là 2 tiếp tuyến của (O) nên MA=MF. Do đó: MD=MF => \(\Delta\)MDF cân tại M (đpcm).

Dễ thấy: \(\Delta\)MAB ~ \(\Delta\)MCA (g.g) và \(\Delta\)MFB ~ \(\Delta\)MCF (g.g)

=> \(\frac{MA}{MC}=\frac{MF}{MC}=\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{CD}=\frac{FB}{FC}\) => FD là tia phân giác ^BFC (1)

Kẻ tia đối Fy của FB => ^EFy = ^ECB = ^EBC = ^EFC => FE là phân giác ^CFy (2)

Từ (1) và (2) suy ra: FD vuông góc với FE (Vì ^BFC + ^CFy = 1800) hay ^EFT = 900  

=> ET là đường kính của (O) => ET trùng với OE => OE đi qua T => ĐPCM.

d) Áp dụng ĐL Ptolemy có tứ giác BFCT nội tiếp có: BF.CT + CF.BT = BC.FT

=> CT.(BF+CF) = BC.FT => \(BF+CF=\frac{BC.FT}{CT}\le\frac{BC.ET}{CT}=\frac{2CK.ET}{CT}=2EC=2BE\)

Dấu "=" xảy ra khi F trùng với E <=> MF vuông góc OE <=> MF // BC => M không nằm trên BC (mâu thuẫn)

=> Không có dấu "=" => BF+CF < 2BE (đpcm). 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Uyên Như
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Thanh Hải
Xem chi tiết
hongngoc
Xem chi tiết
Trần Mai Ngọc
Xem chi tiết
Hà Thiên Phúc
Xem chi tiết
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Truong Ngo Tho
Xem chi tiết
Trần Nhã Trúc
Xem chi tiết