Cho ba điểm A, B, C cố định và thẳng hàng theo thứ tự đó. Vẽ đường tròn (O) bất kì đi qua B và C sao cho BC không phải là đường kính của (O). Từ A kẻ các tiếp tuyến AE và AF đến (O) với E và F là các tiếp điểm. Gọi I là trung điểm của BC. Gọi D là giao điểm thứ hai của đường thẳng FI và (O). Chứng minh : ED//AC và AH.AI=AB.AC.
gọi Ex là tia đối của tiếp tuyến EA
Ta có : \(\widehat{xED}=\frac{1}{2}sđ\widebat{ED}\); \(\widehat{EFD}=\frac{1}{2}sđ\widebat{ED}\)\(\Rightarrow\widehat{xED}=\widehat{EFD}\)( 1 )
Dễ thấy tứ giác AFOE nội tiếp
I là trung điểm của BC nên OI \(\perp\)BC \(\Rightarrow\)tứ giác AIOE nội tiếp
\(\Rightarrow\)5 điểm A,F,I,O,E cùng thuộc 1 đường tròn
\(\Rightarrow\)tứ giác AFIE nội tiếp \(\Rightarrow\)\(\widehat{EAI}=\widehat{EFI}\)( 2 )
Từ ( 1 ) và ( 2 ) suy ra : \(\widehat{xED}=\widehat{EAI}\Rightarrow ED//AC\)
Gọi N là giao điểm của AO và EF
Dễ chứng minh AN \(\perp\)EF
\(\DeltaẠNH~\Delta AIO\left(g.g\right)\Rightarrow\frac{AN}{AH}=\frac{AI}{AO}\Rightarrow AI.AH=AN.AO\)( 3 )
Ta có : \(AE^2=AN.AO\)( 4 )
Xét \(\Delta AEB\)và \(\Delta ACE\)có :
\(\widehat{EAC}\)( chung ) ; \(\widehat{AEB}=\widehat{ACE}=\frac{1}{2}sđ\widebat{EB}\)
\(\Rightarrow\Delta AEB~\Delta ACE\left(g.g\right)\)
\(\Rightarrow\frac{AE}{AB}=\frac{AC}{AE}\Rightarrow AE^2=AB.AC\)( 5 )
Từ ( 3 ) , ( 4 ) và ( 5 ) suy ra : AH.AI = AB.AC
đề bạn cho thiếu nhé. đoạn cuối AH. AI = AB . AC với H là giao điểm của AC và EF
Mượn tạm hình anh Thanh Tùng DZ tý :)) Không biết cách làm của em có khác gì của anh không,anh check giúp em ạ :D
Ta có ED // AC ( theo chứng minh của anh Tùng )
Xét phương tích điểm A với ( O ) ta có:\(AB.AC=AF^2\)
Ta cần chứng minh \(AH.AI=AF^2\)
Ta có:\(\widehat{AFH}=\widehat{FDE}=\widehat{FIA}\)
Khi đó \(\Delta\)AFH ~ \(\Delta\)AIF ( g.g ) nên \(AH.AI=AF^2\)
=> ĐPCM
thangngukiamaybidiena