Cho 3,2 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 S O 4 4,9%. Tính nồng độ % của dung dịch CuSO4 (Cu = 64, H = 1, S = 32, O = 16).
tính nồng độ mol của dung dịch tạo ra khi hòa tan 4,7 g K 2 O vào nước. Cho biết thể tích dung dịch thu được là 100 ml (K=39, O=16).
Cho 17,2 gam B a ( O H ) 2 vào 250 gam dung dịch H 2 S O 4 loãng, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa đỏ. Tìm khối lượng dung dịch sau phản ứng (Ba = 137, S = 32, O = 16, H = 1).
Trộn 130ml dung dịch có chứa 4,16 gam B a C l 2 với 70ml dung dịch có chưa 3,4 gam A g N O 3 , thu được dung dịch có thể tích 200ml.
Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
(Ag = 108, Ba = 137, N = 14, O = 16, Cl = 35,5)
Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO, P 2 O 5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước, rồi thử dung dịch tạo ra với
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH
C. kim loại Cu
D. quỳ tím
Giấy quỳ tím chuyển màu gì khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ
a) 0,5 mol H 2 S O 4 và 1 mol NaOH
b) 2 mol HCl và 1 mol KOH?
Để hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp CuO và MgO cần dùng 200ml dung dịch HCl 2M. Tính thành phần % theo khối lượng của CuO trong hỗn hợp (Cu = 64, O = 16, Mg = 24).
Cho Mg và các dung dịch: H 2 S O 4 , H C l , N a O H . Số sản phẩm tạo ra (không kể H2O)khi cho các chất đó tác dụng với nhau từng đôi một là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho dãy các oxit: M g O , F e 2 O 3 , K 2 O , S O 2 , C O 2 , N O . Số phản ứng xảy ra sau khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7