a) "Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
- Ẩn dụ: "làn thu thủy" - "nét xuân sơn"
+ Tác dụng: gợi vẻ đẹp tuyệt hảo của Kiều một cách tinh tế, sâu sắc, nghệ thuật nhất khi ẩn dụ mắt nàng Kiều như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như dãy núi mùa xuân. Từ đó làm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời hấp dẫn đọc giả hơn.
- Nhân hóa: "hoa ghen" - "liễu hờn"
+ Tác dụng: nổi bật nên vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều, đẹp đến nỗi sự vật đằm thắm như hoa mềm mại như liễu cũng thấy khó chịu, ghanh ghét. Đồng thời làm hình ảnh câu thơ trở nên sinh động từ đó dự báo trước về số phận của nàng Kiều.
b) "Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc 10 năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi"
- So sánh: "chưa bằng" và Điệp cấu trúc: "con đi - chưa bằng"
+ Tác dụng: diễn đạt rõ sự cực khổ, mệt mỏi, vất vả sâu sắc trong lòng mẹ còn hơn cả sự khốc liệt khó khăn mà người con chịu khi đi lính. Qua đó làm tăng giá trị cảm xúc cho câu thơ càng chân thực hơn, đồng thời câu thơ có sự chặt chẽ, liên kết, lời thơ mạch lạc hấp dẫn đọc giả.