Trong bài Mùa hoa bưởi, nhà thơ Tô Hùng đã viết: “Chân anh đi khắp rừng, khắp núi Mỗi nẻo đường, mỗi xóm làng xa Hẳn đâu cũng thơm mùi hoa bưởi Hương vị non sông, hương vị quê nhà.”
Em hãy chỉ ra BPTT có trong đoạn thơ và nêu tác dụng
Bài tập 4:
Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau:
a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau.
b. Hôm qua, ai làm trực nhật.
- Thưa cô, hôm qua, em làm trực nhật ạ!
c. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mỏ rồi tung thóc ra sân.
d. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
Tìm các trạng ngữ có trong câu sau và cho biết có thế lược bỏ chúng không? Tại sao?
a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
b. Hôm qua, ai làm trực nhật.
- Thưa cô, hôm qua, em làm trực nhật ạ!
c. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mỏ rồi tung thóc ra sân.
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
" Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Vườn chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những đuôi, vạt áo nắng. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lựu có mấy chiếc lá đỏ... Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ."
a, Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn trên.
b, Tìm các danh từ, tính từ trong đoạn văn trên.
Mọi người giúp mik nhoa!🥰🥰
Mưa mùa xuân xôn xao,phơi phới....mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng Mưa)
c1: đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
c2: xác định và chỉ ra một biện pháp tu rừ tác giả sử dụng trong đoạn văn trên
c3: mưa mùa xuân đã đem lại cho muôn loài điều gì ?
c4: dựa vào nội dung câu in đâm sau: là một người con em sẽ trả nghĩa cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường ?
ai giúp mình với mai mình thi rồi
Ngữ văn lớp 6
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”
(Ngữ văn 6, tập 2)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.
Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”
(Văn Linh)
a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.
HEIP VS
Chỉ ra và nêu tác dụng cụ thể của biện pháp tu từ ẩn dụ có trong đoạn văn: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô...mùa sóng oét đây”
Nội dung của đoạn văn bản sau là gì? "Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, những khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo vào cả trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bàn tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chăng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào...".
(Phố xinh, làng xinh – Nguyễn Thị Hồng Vân)
A. Cảnh vật làng quê vào mùa xuân và cảm xúc của tác giả.
B. Cảnh vật làng quê vào mùa hè và cảm xúc của tác giả.
C. Cảnh vật làng quê vào mùa đông và cảm xúc của tác giả.
D. Cảnh vật làng quê vào mùa thu và cảm xúc của tác giả.
BT1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong đoạn văn sau:
Đoạn văn này trong bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" ( Từ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại.... đến trù phú đầm ấm lạ lùng)
BT2: Hãy vận dụng những từ ngữ biểu cảm để miêu tả cảnh thân quen nơi em ở.
CÁC BẠN LÀM NHANH GIÚP MÌNH NHA !
BẠN NÀO GIÚP MÌNH LÀM XONG TRƯỚC 8h 30' NGÀY 25 THÁNG 7
THÌ SẼ TICK CHO BẠN ĐÓ 7 Lần VÌ TRÊN ONLINE MATH MÌNH CÓ 7 NICKS !
CẢM ƠN CÁC BAN NHIỀU NHA ! MONG CÁC BẠN TRẢ LỜI HỢP LÝ ĐỂ ĐƯỢC 7 LẦN TICK NHA!