Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì
A. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lư ỡng bội về số lượng NST
B. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội
C. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ
D. quần thể cây t ứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lư ỡng bội
Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Ở loài lúa, hạt bầu là trội so với hạt dài, chín sớm là trội so với chín muộn. Lai các cây lúa hạt bầu, chín sớm với cây lúa hạt dài, chín muộn thu được các hạt lua lai F1. Gieo các hạt này người ta thu được 60 cây hạt bầu, chín muộn: 60 cây hạt dài, chín sớm: 15 cây hạt bầu, chín sớm: 15 cây hạt dài, chín muộn. Nhận định nào dưới đây là KHÔNG chính xác khi nói về phép lai này?
A. Có hoán vị gen xảy ra với tần số hoán vị là 40%
B. Đối với cả hai tính trạng đều là phép lai phân tích
C. 2 locus quy định 2 tính trạng cùng nằm trên một nhóm gen liên kết
D. Ở các con lai không có sự xuất hiện cá thể đồng hợp trội
Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?
A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây cái.
B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái
D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực.
Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
(2) Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
(3) Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB.
(4) Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng.
B. Môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt.
C. Số lượng sâu hại mía tăng.
D. Mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo.
Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng
B. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt
C. số lượng sâu hại mía tăng
D. mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo
Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là:
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
B. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
C. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể n = 10 và 4n = 40.
D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.