Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Surry Nguyễn
Câu1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp sau: a, Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần b, Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chẽ hiếu mới là đạo con Câu 2: Qua 2 bài ca dao trên nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì? Viết thàng một đoạn văn Ghi lại những cảm nhận của em về từng bài ca dao trên
minh nguyet
1 tháng 3 2021 lúc 21:01

Tham khảo:

Câu 1:

a, 

- Từ láy “ Thánh thót: gợi tả từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, cái âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ.

- Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: “ dẻo thơm” >< “ đắng cay”, “ “một hạt” >< “ muôn phần”-> khẳng định công sức của người nông dân và công sức của người nông dân và giá trị của bát cơm, hạt gạo.

 => Bài ca dao “ Cày đồng đang buổi ban trưa” là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn người dân cày và quý trọng lúa gạo.

b, 

Ca dao về tình cảm gia đình:

" Công cha như núi Thái Sơn/ nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ một lòng thờ mẹ kính cha/ cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

-> bptt: so sánh " công cha - núi Thái Sơn"

" Nghĩa mẹ - nước trong nguồn"

-> tác dụng: tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao. nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, một tình yêu thương bao la vô bờ bến mà không gì có thể đo đếm được.

 

Surry Nguyễn
1 tháng 3 2021 lúc 20:47

Ai giúp tui với =(((

Nguyễn Lê Minh Khoa
4 tháng 10 2021 lúc 15:04

H


Các câu hỏi tương tự
Dương Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Thái Vĩnh Tính Tường
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Chân
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Quân
Xem chi tiết
o0o Aikatsu_Mikuru_Mizuk...
Xem chi tiết
Mai Đức Phan Sơn
Xem chi tiết