b) Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
b) Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Câu nào dưới đây sử dụng từ đồng nghĩa với từ xuất hiện?
a) Sớm đầu thu mát lạnh.
b) Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
c) Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đường .
trả lời đúng, mik sẽ Tick
Bài 1. Xác dịnh Trạng ngữ ,chủ ngữ, vị ngữ trong câu A,Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. B, những sợi không khí nhỏ bé mỏng manh. C, những con cá hồi lấy đà lao vút lên. D, sáng sớm đầu thu, giữa bầu trời, những đám mây hồng . E, mùi hương ngọt ngào nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ xinh buồn ngủ G, nhưng thân cây tràm vỏ trắng vưa lên trời như những cây nến khổng lồ. H, từ trong biển lá xanh rờn đx bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
…Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao mẹ ơi!
(Theo Băng Sơn, Nắng trưa)
1. Tìm từ láy có trong đoạn văn trên.
2. Đoạn văn trên sử dụng mấy phép so sánh? Phép so sánh đó nằm trong những câu nào?
3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:
a. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
b. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
4. Khi nhận xét về câu văn: “Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.”, bạn An cho rằng: Câu văn trên rất đặc biệt, nó không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Nhưng bạn Nam lại nói: Câu văn trên chính là một câu đơn. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?
5. Tìm phép liên kết giữa các đoạn văn trên.
6. Tìm các từ cùng nghĩa có trong đoạn văn trên.
Câu nào dưới đây sử dụng sai quan hệ từ?
Cây cối dần héo rũ vì trời quá nắng nóng.
Cánh đồng lúa chín nhưng một tấm thảm màu vàng khổng lồ.
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng đường phố đã nhộn nhịp.
Đám trẻ đang nô đùa thì trời bỗng đổ cơn mưa rào.
Câu nào sau đây không có lỗi sai chính tả?
Đà Lạt giống như một vườn lớn dưới thông xanh và hoa trái sứ lạnh.
Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi cong mọc nả xuống mặt ao.
Trước gió hiu hiu, những bụi mưa bay loăng qoăng, vẩn vơ.
Màu xanh tươi tắn rải lên trên màu đất vàng sẫm.
Đọc đoạn thơ sau:
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
a) Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch dưới từ ngữ thể hiện và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
b) Qua đoạn thơ trên, em có cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên cùng người dân miền biển?
2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)
Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - Vũ Tú Nam)
Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.
Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...
Câu 23: Từ "bay" trong câu "Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao." và từ "bay" trong câu "Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao." là hiện tượng:
A. đồng âm
B. đồng nghĩa
C. trái nghĩa
D. nhiều nghĩa
Câu 25: Từ "sâu" nào sau đây đồng âm với từ "sâu" trong câu "Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn." ?
A. chiều sâu
B. nghĩ sâu xa
C. sâu sắc
D. con sâu
Hãy cho biết 4 câu văn sau được viết theo mẫu câu nào? CN và VN của từng câu văn đó do những từ ngữ như thế nào tạo thành?Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Phủ khắp cánh đồng là một màu xanh mướt mát. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng. Dưới thảm cỏ, đàn bò đang tung tăng chạy nhảy.