19. Từ "hoạ" trong đoạn thơ dưới đây thuộc từ loại nào?
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
(Hoàng Trung Thông)
A. tính từ | B. động từ | C. danh từ | D. đại từ |
Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ dưới đây?
“Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im”
(Hoàng Trung Thông)
A. 2 danh từ
B. 3 danh từ
C. 4 danh từ
D. 5 danh từ
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân kia liền quét cái đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán là ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Đoàn Giỏi
* Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách ghi dấu X vào ô trống trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Bài văn tả cảnh gì?
a) Cảnh rừng phương nam về trưa.
b) Cảnh rừng lúc đi săn.
c) Cảnh rừng phương nam lúc ban mai.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh rừng rất yên tĩnh?
a) Rừng cây im lặng quá.
b) Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.
c) Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.
Câu 3. Những con vật trong bài tự biến đổi sắc màu để làm gì?
a) Để làm cho cảnh sắc thêm đẹp.
b) Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác.
c) Để làm cho kẻ thù không phát hiện ra.
Câu 4. Trong bài văn có mấy đại từ xưng hô?
a) Một đại từ. Đó là…………………….
b) Hai đại từ. Đó là…………………….
c) Ba đại từ. Đó là…………………….
Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; phảng phất; động đậy.
b) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; hương hoa; phảng phất;
c) chim chóc; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; trời tròn.
Câu 6. Trong câu văn dưới đây dấu phảy có tác dụng gì?
Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.
a) Ngăn cách các vế trong câu ghép
b) Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.
c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.
II. Trả lời câu hỏi:
Câu 1. (1 điểm) Tìm và chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Ba chìm bảy nổi.
d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho các từ ngữ sau: chạy, núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, dẻo dai, đi.
Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).
Động từ: ………………………………………………………………………
Danh từ: ……………………………………………………………………….
Tính từ: ………………………………………………………………………..
Câu 20. Câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?
a. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
b. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
c. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà
Câu 21. Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm những từ nào?
a. 1 từ ghép và 2 từ đơn b. 4 từ đơn c. 2 từ ghép
Từ láy trong câu “Mờ sáng, tiếng gà gáy râm ran hơn, chim chóc hót véo von hơn,
chuông chùa ngân nga hơn.” là:
A. râm ran, véo von, chim chóc, ngân nga
B. râm ran, chim chóc, ngân nga, chuông chùa
C. râm ra, ngân nga
D. râm ran, véo von, ngân nga
Câu 12/ (1 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
a. Chú chim như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
c. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.
c. Tôi vào rừng lúc nào không rõ./ Cậu bé đã đi vào cửa.
Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(gốc,chuyển)
Từ "đầu" trong đoạn thơ dưới đây mang nghĩa.
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió."
(Lò Ngân Sủn)
: Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt
Viết 8-10 câu cảm nhận về đoạn văn:
Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng chuối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!