Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần vân anh

câu chuyện về bảo vệ cuộc sống hòa bình

Nguyễn Thị Huệ
24 tháng 4 2016 lúc 11:22

Trong lúc người láng giềng Nauy kéo dài cuộc chiến gần một tháng, thì hai tiếng sau khi Đức Quốc xã tuyên chiến, đức vua Đan Mạch đã tuyên bố mở cửa biên giới và chấp nhận sự chiếm đóng của Đức. Đổi lại, đức vua vẫn sẽ được tại vị và Đan Mạch được duy trì bộ máy chính quyền riêng với quyền lực hạn chế. Suốt năm năm bị chiếm đóng, Đan Mạch là một trong những quốc gia mà phong trào kháng chiến diễn ra yếu ớt nhất.

Kết quả là Đan Mạch bước ra khỏi cuộc chiến mà không hề có thành phố nào của mình bị phá hủy. Hàng ngàn người Do Thái được che chở dưới cái bóng của đức vua đã thoát khỏi họa diệt chủng.

Cái giá cho sự sống còn và nền hòa bình đó là năm năm cúi đầu của đức vua Đan Mạch. Giai đoạn đó sau này thủ tướng Đan Mạch gọi là “không thể biện minh về mặt đạo đức”. Tuy vậy, chính sách này có đúng hay sai thì kết quả là một nền hòa bình, tuy có phần bấp bênh, đã được duy trì ở Đan Mạch suốt thế chiến.

Chiến tranh suy cho cùng cũng là để kiến tạo và bảo vệ nền hòa bình. Nhưng thỏa hiệp đôi lúc cũng là cách để duy trì sự sống. Cái khác nhau giữa một chế độ vì dân và một chế độ mị dân là ở chỗ, chế độ mị dân có thể kêu gọi một cuộc chiến tranh vệ quốc nhưng bản chất cũng chỉ là để bảo vệ cho chế độ và che dấu sự yếu kém trong chính sách ngoại giao của mình, trong khi một chế độ vì dân có thể kêu gọi người dân bỏ vũ khí nhưng mạnh mẽ trên bàn đàm phán các thỏa thuận đầu hàng. Khi Đức Quốc xã đặt vấn đề bắt giam người Do Thái trên đất Đan Mạch, vua Đan Mạch đã tuyên bố: “nếu bắt dân của tôi thì hãy bắt luôn cả tôi”. Sau đó, bằng sự kiêu hãnh của một vương gia, ngài tuần hành trên lưng ngựa qua các đường phố Kobenhavn mà không cần lính gác trong sự tán dương của mọi người, bất chấp các cảnh báo ám sát từ phía Quốc xã. Đó là biểu tượng của một chế độ vì dân. Ở chế độ mị dân, dân đen chết vì để bảo vệ ngôi vua. Ở chế độ vì dân, hoàng đế nhận về mình áp lực để bảo vệ con dân.

Bảo vệ tổ quốc không chỉ có nghĩa là cầm súng và lao vào những trận đánh tự sát. Bảo vệ tổ quốc chính là việc sử dụng khí phách của dân tộc để đánh lui ý chí xâm lăng của kẻ thù. Khí phách dân tộc là gì? Đó là thể hiện ở thái độ thức thời và không màng đến lợi ích cá nhân của người cầm quyền. Là một dân tộc biết đối xử văn minh với người dân của quốc gia thù địch. Là thái độ tuy buông súng nhưng không đầu hàng. Là một chế độ chịu lắng nghe những giải pháp có lý và có lợi cho dân tộc mà không bị đè nén bởi ý thức hệ. Và là tiếng nói của những người không cầm súng vì hòa bình chứ không phải vì sợ hãi. Quốc gia có thể bị chiếm đóng nhưng phần hồn dân tộc vẫn vẹn nguyên. Saddam Hussein đã từng kêu gọi người dân chiến đấu vệ quốc chống lại một kẻ địch đông hơn, hiện đại hơn và thiện chiến hơn, đó có phải là một chế độ vì dân hay không?

 

Lâm Tinh Thần
21 tháng 2 2017 lúc 16:24

Bạn kể những câu chuyện về lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta cũng được mà ko cần phải là chuyện thế giới dài dòng đâu

ngonhuminh
1 tháng 3 2017 lúc 11:29

Bản chất muốn hòa bình--> phải đánh nhau--> đánh nhau--> mất hòa bình: kết quả đánh nhau để bảo vệ Hòa bình nhưng trong Nội hàm của nó lại gây ra mất hòa bình.

khác gì câu truyện người thợ cắt tóc

Âu Dương Linh Nguyệt
14 tháng 3 2017 lúc 20:34

Nhiều khi tôi tự hỏi chiến tranh bắt đầu là tại ai? Tại sao lại có chiến tranh? Và tại sao những người dân thiện lương phải làm nạn nhân cho những tai họa khủng khiếp mà chính họ cũng không biết rõ nguồn căn đó trong khi những kẻ đầu mối gây ra chiến tranh lại thảnh thơi ở trong những căn lều ở gần chiến trận, hay những tòa nhà xa hoa để hưởng thụ?! Bọn họ có hiểu được nỗi thống khổ của những người em mất anh, vợ mất chồng, những người phải rơm rớm nước mắt vì cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh hay không? Họ có bao giờ nghĩ những người đang chiến đấu ngoài kia còn có con nhỏ, mẹ già. Họ có bao giờ nghĩ trong những người chết do bom hạt nhân có thể có những nhân tài của thế giới, những vĩ nhân có thể làm nên lịch sử, một Niu-ton thứ hai, một anh-xtanh thứ hai hay không?

Tại sao phải đánh nhau khi ta có thể ngồi lại và bàn bạc bằng lời lẽ, nó sẽ nhẹ nhàng, êm ấm biết bao nếu không có những trận chiến tàn khốc sẽ không có những người phải hy sinh, sẽ không có những tấn bi kịch làm ngươì người rơi lệ như câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki, ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương của Sadako. Trong lúc này, Sadako và gia đình sống cách trung tâm của vụ nổ bom 1,7km. Sadako bị sức ép của quả bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi mọi vật trong bán kính 2 km đều bị cháy thành than.Nhiệt lượng phóng xạ và sóng xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức. 150.000 người đã hoà tan theo không khí – không để lại một vết tích nào, dù chỉ là một mảnh vải nhỏ. Sau đó cuộc sống của sadako bình yên và hạnh phúc cho đến khi các căn bệnh quái ác tràn vào người cô bé. Các triệu chứng xuất hiện là trên cơ thể cô bằt đầu nổi hạch ở cổ và tai. Các hạch và khối u cũng bắt đầu nổi đầy mặt. Không ai nghĩ rằng một căn bệnh khủng khiếp đang tấn công cô bé. Bác sĩ kết luận rằng Sadako chỉ còn có thể sống được thêm 1 năm, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị… qua đó ta có thể thấy được sự khủng bố đáng sợ của vũ khí hạt nhân, không chỉ ngay khi nó xảy ra mà là sau đó năm, mười, mười lăm năm sau và ngay cả sau một đời người, thứ chất độc nguy hiểm ấy vẫn tồn tại, từ mẹ sang con. Có phải những kẻ gây chiến tranh không biết những hậu quả đáng sợ đó hay không? Hay là chúng cố tình làm ngơ trước bi kịch của những con người vô tội, những người dân nghèo khổ đáng thương để đạt được khát vọng bá chủ, để thỏa mãn lòng tham không đáy.

Trên khắp thế giới có cả tấn bi kịch như Sadako, lý do này, lý do khác, tất cả đều là những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Có một câu chuyện mà gần đây tôi xem trên báo mạng, kể rằng: “Khoảng 9 giờ sáng ngày 2/7, người dân thôn Phú Lương, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa bỗng nghe một tiếng nổ chát chúa phát ra từ khu vực gò Lớn (thuộc thôn Phú Lương). Khoảng vài phút sau, cháu Trương Văn Th., 14 tuổi, ở thôn Phú Lương, người đầy thương tích bò lần về từ gò Lớn kêu cứu trước khi ngất lịm. Ngay lập tức, mọi người chạy đến hiện trường và phát hiện cháu Nguyễn Đình T., 15 tuổi, ở cùng thôn đã tử vong bên cạnh nắp đạn M79 còn sót lại sau vụ nổ. Được biết vào buổi sáng cùng ngày, trong lúc cùng với các bạn nhỏ trong thôn đi chăn bò, T. và Th. nhặt được một quả đạn M79, bèn đem quả đạn đến khu đất trống và lấy đá đập chơi. Quả đạn phát nổ làm T. chết ngay tại chỗ, riêng Th. bị trọng thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Ông Trương Thái Triều, Trưởng thôn Phú Lương, cho biết: khu vực này đã được Quân khu V phối hợp với Thành đội và địa phương kiểm tra, khoanh vùng để chuẩn bị rà soát mìn sau chiến tranh. Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại khu vực gò Lớn, nhưng người dân trong thôn, đặc biệt là các em nhỏ vẫn thường xuyên chăn thả bò ở đây…” Dù là vô tình hay hữu ý, những hậu quả do chiến tranh để lại thật đáng sợ, gia đình chia cắt, nhà tan cửa nát, nhiều người hy sinh lại nói về cơ sở vật chất hư tổn, hao tốn lên đến những con số khổng lồ. Vào những năm thế chiến thứ nhất bùng nổ, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới. Cuộc chiến làm hơn 10.000.000 người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ. Lại nói chiến tranh thế giới thứ hai còn kinh khủng hơn, theo thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:

Liên Xô: 20.000.000 người Đức: 9.700.000 người Ba Lan: 6.028.000 người Nam Tư: 1.600.000 người Pháp: 520.000 người Italia: 400.000 người Tiệp Khắc: 364.000 người Hoa Kỳ: 325.000 người Anh: 320.000 người. Tại Châu Á – Thái Bình Dương Hoa Kỳ: khoảng 300.000 người Nhật Bản: khoảng 2.200.000 người Trung Quốc: ước tính 18-20.000.000 người Hai miền Triều Tiên: khoảng 1.000.000 người Ấn Độ: 2.587.000 người Việt Nam: hơn 2.000.000 người Indonesia: khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 người

Sau khi xem bản thống kê về hậu quả của thế chiến thứ I và thế chiến thứ II, tôi đã nghẹn ngào đến không nói nên lời, tất cả hơn 80.344.000 người vô tội ngã xuống chỉ vì những kẻ cầm quyền tranh giành nhau đất đai, tài nguyên. Không chỉ bấy nhiêu đâu, còn rất nhiều trận chiến đã diễn ra, rất nhiều người chết nữa. Tôi thắc mắc bọn họ có nhiều tiền, quyền lực nhưng thực ra họ có ngon giấc trên đống vàng đúc bằng xương máu, trên mảnh đất mà bao người đã ngã xuống. Chúng sẽ còn lại được gì sau khi những quả bom hạt nhân nổ, bởi lẽ song song với những bi kịch chúng gây ra cho nhân loại, những mảnh đất màu mỡ đã chết và cả sự vui vẻ, hạnh phúc của chúng nữa, tất cả đều chôn theo những con người mà bọn chúng giết. Bi kịch ư! Theo tôi không chỉ những người mất người thân gặp bi kịch mà chính những kẻ tạo ra bi kịch cũng sẽ mãi mãi không thể an giấc, hạnh phúc. Rồi sẽ có một ngày con cháu họ quay ra trách: “ Tại sao tổ tiên mình lại có thể làm nên những điều tàn ác như thế?!!”

Thế đó, những hậu quả kinh người của chiến tranh hạt nhân còn đó, còn đó những bi thương luôn nhắc nhở ta yêu quý hòa bình. Vậy mà vẫn còn nhiều nước lao đầu vào chạy đua vũ trang, tạo nên những thứ vũ khí giết người hàng loạt. Tôi thật không hiểu tại sao bọn họ có thể bỏ một số tiền khổng lồ để làm 1000 máy bay B1B và 7000 tên lửa vượt đại châu trong khi lại không bỏ ra được số tiến tương đương để giải quyết vấn đề cấp bách cho 500.000.000 trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Chỉ cần 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân là có thể tổ chức chương trình phòng bệnh trong 14 năm, cứu sống hơn 1 tỉ người, 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ để xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Tốn kém không đến 149 tên lửa MX để có đủ calo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng và chỉ cần 27 tên lửa MX thôi thì có thể đủ tiền mua công cụ làm nông cho một nước nghèo. Tôi thấy thật buồn cười khi mà nhiều người cho rằng mang vũ khí hạt nhân trong tay là nắm quyền. Vậy nếu như chiến tranh xảy ra, các kho vũ khì hạt nhân đều mở, thế thì ai cầm quyền đây, hay là tât cả mọi người cùng với trái đất cùng biến mất, cả hệ mặt trời nữa?!!

Gần đây tôi xem báo có nghe nhiều tin tức về tranh cãi giành đất giữa Việt Nam và Trung Quốc, còn có nhiều người thắc mắc không biết có phải sắp diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ III hay không? Nếu thế thì tôi thật sự buồn cho thế giới ngày nay, ai cũng phải sống trong nom nớp lo sợ. Các bạn chắc có xem qua phim 2012, kể về ngày tận thế của thế giới, theo tôi đó không phải tận thế mà là gột rửa lại cái thế giới đầy bụi và thương đau, bắt đầu cho một cuộc sống mơi. Mà có khi thiên nhiên chưa đổ những bi kịch, tai họa đó xuống đầu chúng ta thì chính những quả bom hạt nhân do con người tạo ra đã được kích nổ và tiêu diệt chính con người, và rồi, nhân loại trở về 4,55 tỷ năm trước, có thể hơn, để một lần nữa con người có những bước tiến khoa học như hôm nay.

Tuy nhiên nếu như Nga với 2427 đầu đạn hạt nhân, Mỹ 2150 đầu đạn, Pháp 290 đầu đạn, Trung Quốc 200 đầu đạn, Anh 160 đầu đạn, Pakistan 90-110 đầu đạn, Ấn Độ 80-110 đầu đạn, Israel 80 đầu đạn, tổng cộng 20.530 đầu đạn hạt nhân, tất cả đều không được kích hoạt và số lượng này giảm dần theo năm tháng thì có lẽ trái đất sẽ không dẫn đến ngày tận thế do “dịch hạch” hạt nhân.

Có một tin mừng nho nhỏ là so với năm 2009 số đầu đạn hạt nhân giảm được 2070 đầu đạn(năm 2009 có 22 600 đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới) nhưng con số này chẳng thấm tháp gì vì thế chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu, kêu gọi phòng chóng chạy đua vũ trang, tránh xa bờ vực chiến tranh, bảo vệ hòa bình là bảo vệ những người mà mình yêu thương, bảo vệ bản thân và bảo vệ cho sự sống còn của cả nhân loại. Chiến tranh phi nghĩa đáng lẽ không nên tồn tại, vũ khí hạt nhân đáng lẽ không nên được biết đến, chỉ có thế cuộc sống mới có thể tốt đẹp them lên. TÔi thật sự hy vọng thế giới sẽ giữ vững được nền hòa bình và ngày một sống tiến bộ hơn, văn minh hơn và có tình người hơn nữa.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tùy theo sức của mình / Để tham gia kháng chiến / Để gìn giữ hòa bình.” Hãy chung tay bảo vệ một ngày mai không có chiến tranh!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huy Anh★ ≧◔◡◔≦
Xem chi tiết
#_Nga Phùng_#
Xem chi tiết
Trâm Anhh
Xem chi tiết
Kirigaya Kazuto ( Kirito...
Xem chi tiết
Đặng Thanh Tùng
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Người
Xem chi tiết
Người
Xem chi tiết