Bài đọc: Chuyện về hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình
phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ
này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho
lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất.
Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó
chết dần chết mòn.
Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc
lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
(Theo báo Điện tử)
Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói
lên suy nghĩ của em về câu chuyện:
ai làm đúng mik k nha!
Gạch dưới các từ chỉ ý chí của con người trong mỗi câu sau:
a. Anh ấy làm việc một cách bền bỉ, không ngại khó khăn.
b. Anh ấy luôn biết phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
c. Anh ấy không chịu lùi bước trước khó khăn, gian khổ.
d. Anh ấy luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp
chọn một từ láy thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để hoàn thành câu văn sau:
Ngòi bút trơn, chạy đều trên trang giấy làm cho nét chữ của em trở nên................... đẹp hơn hẳn.
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
khỏe, khỏe mạnh, khỏe khoắn, vạm vỡ.
a) Cảm thấy…………….ra sau giấc ngủ.
b) Thân hình…………
c) Ăn………, ngủ ngon, làm việc………
d) Rèn luyện thân thể cho………………
Bài 1. Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Ông em cắt tỉa cây cảnh.
b. Công nhân nhà máy đang say sưa làm việc.
c. Trên cành cây, chim hót líu
Bài 2. Thêm các từ ngữ để các dòng sau thành câu:
a. Trên trời, những đám mây trắng…….
b. Các bác nông dân ………
c. Trên sân trường, ………chơi nhảy dây
d. Trước nhà, chị mèo…….
Bài 3. Xác định từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp trong các từ sau:
Hoa lá, may rủi, cây bưởi, tươi tốt, mặt hồ, tụ hội, xa lạ, mùa xuân, hạt mưa, nhảy múa
Bài 4.Phân các từ sau thành 3 nhóm: danh từ , động từ , tính từ.
Tổ tiên, đồng ruộng, hòa thuận, sầm uất, kĩ sư, thân thiết, nết na, lao động, thương yêu
bao la, mơn mởn, đỡ đần, xanh thẫm, đùm bọc, vườn tược, nhường nhịn.
Bài 5. Gạch bỏ từ không cùng nhóm với các từ còn lại:
a. nhân từ, nhân tài, nhân đức, nhân dân.
b. nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu .
c. ước muốn, ước mong, ước vọng, ước nguyện, ước lượng.
d. mơ ước; mơ mộng; mơ hồ ; mơ tưởng.
Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với từ:
nhân hậu: …………………… đoàn kết: …………………….
hiền lành: ………………… chăm chỉ: …………………….
Bài 1 mn k cần làm nha!
Nối mỗi câu tục ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B.
A | B |
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. | 1) Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng vì từ tay trắng mà làm nên sự nghiêp thì mới giỏi. |
b) Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. |
2) Phải chịu khó mới có thành công. |
c) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. |
3) Đừng sợ thủ thách, khó khăn vì qua thử thách, khó khăn mới biết ai có tài, có đức. |
Bài 1 : Tìm từ đơn. từ phức trong câu sau : Em là học sinh lớp năm nên phải cố gằng chăm chỉ học tập.
Bài 2 : Hãy xếp những từ phức sau thành hai loại từ ghép và từ láy : sừng sững, chung quanh, lủng lủng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chăc, thanh cao, giản dị.
Bài 3 : Cho một số từ sau : thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp dỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ đã cho vào 3 nhóm : Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy.
Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.
Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…
Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.
Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.
Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…
Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.
(Băng Sơn)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?
A. Những thanh tre và đất sét.
B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.
C. Quần áo cũ và những miếng xốp.
D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.