Câu 2. Một ấm nhôm khối lượng 0,4 kg chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C . Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. Câu 3. Thả 500 g đồng ở 100°C vào 350 g nước ở 35°C . Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là 4200 J/kg.K, 380 J/kg.K. Câu 4. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 100°C để nước pha có nhiệt độ là 40°C
Câu 2: Tóm tắt:
\(m_1=0,4kg\)
\(V=3l\Rightarrow m_2=3kg\)
\(t_1=20^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(\Rightarrow\Delta t=t_2-t_1=100-20=80^oC\)
\(c_1=880J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
==========
\(Q=?J\)
Nhiệt lượng cân truyền để đun sôi ấm nước:
\(Q=Q_1+Q_2\)
\(\Leftrightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)
\(\Leftrightarrow Q=0,4.880.80+3.4200.80\)
\(\Leftrightarrow Q=1036160J\)
Câu 3: Tóm tắt:
\(m_1=500g=0,5kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(m_2=350g=0,35kg\)
\(t_2=35^oC\)
\(c_1=380J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
============
\(t=?^oC\)
Nhiệt độ khi có cân bằng:
Theo pt cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow0,5.380.\left(100-t\right)=0,35.4200.\left(t-35\right)\)
\(\Leftrightarrow t\approx42,44^oC\)
Câu 4: Tóm tắt:
\(t_2=20^oC\)
\(V=3l\Rightarrow m_1=3kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(t=40^oC\)
\(\Rightarrow\Delta t_1=t_1-t=100-40=60^oC\)
\(\Delta t_2=t-t_2=40-20=20^oC\)
\(c=4200J/kg.K\)
=========
\(m_2=?kg\)
Khối lượng nước ở 20oC cần pha:
Theo pt cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c.\Delta t_1=m_2.c.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.\Delta t_1=m_2.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{m_1.\Delta t_1}{\Delta t_2}\)
\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{3.60}{20}=9kg\)