Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng. Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời. Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói: "Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm" Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất... Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: "Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học". Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là "một nhà khoa học" cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: "Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này". Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ "Lê Đình Phi" cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời. Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn. Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây. Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm! Đề bài: Cảm nghị về bà nội. Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội . Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi . Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà . Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào ! Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai ! Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.” Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn. Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ! MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ! Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ? Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương. Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.
DÀN BÀI
I. Mở bài
-Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) / thầy cô (nếu đối tượng biểu cảm là thầy cô),... đối với mỗi người.
-Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?
-Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (cha mẹ, thầy cô,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...)
II. Thân bài
* Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất của ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ (cô giáo) dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha (thầy giáo) đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).
* Biểu cảm về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân).
Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập / được thầy cô chỉ dạy về cách ứng xử / nhờ bạn bè nhắc nhở mà đã tránh được một sai lầm trong kiểm tra,...
III. Kết bài
Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử / tình thầy trò,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình.
Trong cuộc đời này, tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất. Và với mỗi đứa con, người gần gũi, yêu thương nhất có lẽ cũng chính là người mẹ. Với em cũng vậy, mẹ là người em quý mến, yêu thương và hơn nữa đó là người em khâm phục, ngưỡng mộ!
Mẹ em đã gần bổn mươi tuổi. Vóc dáng và gương mặt của mẹ toát lên sự phúc hậu, điềm tĩnh khiến ai cũng yêu mến, có cảm giác gần gũi ngay từ lần gặp đầu tiên. Khuôn mặt của mẹ đầy đặn. Đôi mắt hiền từ rất đỗi dịu dàng. Tóc mẹ rất dài và dày, búi gọn sau gáy. Mái tóc ấy tạo cho mẹ dáng vẻ phúc hậu, lịch lãm. Mẹ bước đi thong thả, nhẹ nhàng (đã nhiều lần mẹ bảo em: “Con gái đi đứng sao lại vội vội vàng vàng, hấp tấp như thế!”) và gặp ai mẹ cũng khẽ nghiêng đầu mỉm cười, chào hỏi. Em thầm nghĩ, lớn lên em sẽ tập cho mình một phong thái bình tĩnh, điềm đạm tuyệt vời như mẹ.
Mẹ em là người phụ nữ đảm đang, hết lòng với gia đình.
Mẹ không quản ngại chuyện thức khuya, dậy sớm để lo lắng cho ba bố con em hay dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất. Cũng chưa bao giờ mẹ hết kiên nhẫn với việc chỉ bảo cho chúng em những điều hay lẽ phải. Mẹ nhắc nhở chúng em về chuyện đi đứng, nói năng, về cách ứng xử, cách học, cách chơi... Em từng giấu kín trong lòng niềm khâm phục vì không hiểu sao mẹ lại hiểu rõ về mọi việc như vậy. Đã có lần em thỏ thẻ hỏị bố điều đó. Bố xúc động kể lại rằng, ngày trước mẹ em là sinhviên giỏi của trường sư phạm, mẹ đã đi dạy học và có những thành công trong công tác. Nhưng sau khi sinh con, công việc kinh doanh của bô" tiên triển thì mẹ đành nghỉ việc để chăm nom con cái, nhà cửa cho bố” yên tâm. Em ngỡ ngàng vì sự hi sinh của mẹ dành cho gia đình. Am thầm gạt bỏ ước mơ, lặng lẽ với những công việc nội trợ không tên trong nhà, mẹ chỉ mong ước một điều là gia đình êm ấm. Nhìn mẹ sắp xếp nhà cửa gọn gàng tươm tất, mỗi tối lại đợi chồng con bên mâm cơm, em xúc động và thấy thương mẹ quá...
Không chỉ vậy, với hàng xóm mẹ còn là một người bạn tốt, một người láng giềng cởi mở. Các cô bác hàng xóm thường sang hỏi mẹ em về cách thêu thùa, nấu nướng, hoặc nhờ mẹ em góp ý chuyện gia đình. Với ai, mẹ cũng tận tình hướng dẫn. Chị em em đi chợ thường được cô bác bán hàng mời mọc bằng một tên chung: “Con mẹ Lan mua trứng cho cô nhé!”, “Hôm nay có mua táo cho cô không ***** Lan?”... Có hôm bác bán rau còn không cầm tiền khi em mua rau, bác bảo biếu “cô Lan” vì “cô Lan” giúp bác nhiều. Em không biết mẹ đã giúp bác những gì nhưng nhìn nụ cười trìu mến của bác và các cô, các bác hàng xóm dành cho mình, em thấy tự hào về mẹ biết mấy....
Với em, mẹ gần gũi, dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần em phạm lỗi. Còn bao điều em phải học từ mẹ. Nghĩ đến mẹ, em lại thấy mình nhỏ bé, em nhủ lòng sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng và có thể tự hào về em.
Ầu ơ….. Thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên từ câu hát ru ầu ơ ngọt ngào, trong vòng tay ấm áp của người mẹ kính yêu. Thật đúng như vậy, từ khi lọt lòng cho đến khi biết đi và rồi lớn lên, mẹ vẫn luôn là người nuôi nấng, dạy bảo em nên người. Mẹ luôn hết mực hy sinh và dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em thực sự khắc ghi những tình nghĩa của mẹ trong lòng. Em yêu mẹ! Em yêu mẹ rất nhiều! Em rất cảm ơn cuộc sống vì nó đã cho em một người mẹ tuyệt vời như vậy.
Mẹ em đã gần 40 tuổi rồi nhưng trong mắt em, mẹ vẫn còn rất trẻ. Vóc dáng và khuôn mặt mẹ luôn toát lên sự phúc hậu, điềm tĩnh khiến ai cũng yêu mến, có cảm giác gần gũi ngày từ lần gặp mặt đầu tiên. Khuôn mặt mẹ tròn, rất hợp với mái tóc xoăn màu hạt de. Đôi mát nở to dưới cặp lông mày thanh tú. Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi ở nhà, mẹ thường mặc những bộ quần áo gọn gàng do chính tay mình may. Còn khi đi ra ngoài, thì mẹ thường mặc những bộ đồ sơ mi cũng do mẹ tự may. Giọng nói mẹ ấm áp, truyền cảm, thu hút người nghe và đầy chất giọng. Môi mẹ đỏ như tô son. Mỗi khi cười, mẹ lại để lộn ra hàm răng trắng. Mẹ bước đi thong thả, nhẹ nhang và gặp ai mẹ cũng khẽ nghiêng đầu mỉm cười, chào hỏi. Em thầm nghĩ mai sau lớn sẽ tập cho mình một phong thái bình tĩnh, điềm đạm như mẹ. Không biết các bạn của mình như thế nào, nhưng trong em, em rất thích đôi bàn tay của mẹ em. Đã có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác ra bài hát nói về đôi bàn tay của mẹ: “ Bàn tay mẹ, bế chúng con…. Bàn tay mẹ, chăm chúng con…”. Thật vậy, đôi bàn tay đó đã chăm chút, nuôi nấng em đến tận tuổi này. Nó cũng gắn với bao niềm vui, nỗi buồn em đấy chứ ! Khi em buồn, em khóc vì bị điểm kém, đôi bàn tay đã ôm lấy em và an ủi, dỗ dành em rằng: “đừng khóc, lần sau hãy cố lên để được điểm cao hơn”. Những lúc em vui vì được thành tích tốt cũng vậy, cũng ôm lấy em và san sẻ niềm vui ấy cùng em. Trong vòng tay mẹ em hiểu em đang được chở che.
Trong hơn mười năm em sinh ra đời, em và mẹ có rất nhiều những kỉ niệm sâu sắc đối với nhau, để mà em với mẹ hiểu nhau hơn, để mà tình cảm hai mẹ con thêm sâu sắc. Trong số đó có những kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn. Nhưng trong tâm trí em mãi mãi không bao giờ quên lần em làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ được Hội Phụ nữ của xã tặng- chiếc bình mà mẹ em quý nhất. Lúc đó, em khua tay lỡ làm rơi vỡ chiếc bình đó. Em đã dọn dẹp hết các mảnh vụn, nên không ai biết cả. Cho đến hôm sau, khi mẹ tìm chiếc bình cắm hoa để bàn tiếp khách nhưng không thấy. Em rất lúng túng, người hơi run. Khi mẹ nhìn thấy mảnh vỡ mà em làm sót lại ở dưới gầm bàn và hỏi xem ai là người đánh vỡ chiếc bình. Vì lo sợ nên em đã đổ tội cho chú mèo tình nghịch hại cho nó bị nhịn bữa cơm trưa. Em thấy rất có lỗi với con mèo, nhưng biết làm sao được, em sẽ bị đánh nếu nhận lỗi. Mọi việc đã xong tất cả, em thở phào nhẹ nhõm. Nhưng việc đó không như em suy nghĩ, mẹ đã biết tất cả. Tối hôm đó, sau khi ăn cơm xong, mẹ gọi em ra ngoài sân tâm sự. Em dường như đã đoán ra mẹ nói gì. Tiếng mẹ cất lên khe khẽ vừa đủ để em nghe: Hương à! Lúc sáng mẹ đã biết con nói dối. Nếu con làm vỡ chiếc bình thì con hãy mạnh dạn, thành thật nhận lỗi, mẹ và bố sẽ không trách con đâu. Nhưng sự dối trá của con thì làm cho cả nhà buồn đấy! Lần sau con không được như thế nữa nhé! Mẹ tin con sẽ rút kinh nhiệm mà, phải không?
Nghe mẹ nói, nước mắt em ứa ra. Em đã khóc vì nhận ra lỗi lầm của mình, nhận ra sự xấu hổ và ân hận. Em ôm mẹ và lí nhí xin lỗi. Mẹ vuốt tóc em thủ thỉ: “ Thôi nào, không được khóc nữa, mẹ tin con mà. Mẹ tin con sẽ sửa được lỗi lầm đó mà! Con không thích là một đứa dối trá phải không? Ngẩng đầu nên, mẹ tha lỗi cho con.
Em nắm thật chặt đôi bàn tay của mẹ. Dưới ánh trăng vàng, nụ cười của mẹ mới đẹp làm sao! Trong trái tim em, cất lên tiếng gọi thiết tha: “ Mẹ! Mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ! Con sẽ cố gắng làm theo những lời mà mẹ dạy để trở thành một đứa bé ngoan!”
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang, hết lòng vì gia đình. Mẹ không quản mọi chuyện thức khuya dậy sớm để lo lắng cho ba bố con em hay dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất. Cũng chưa bao giờ mẹ hết kiên nhẫn với việc chỉ bào cho em những điều hay lẽ phải. Em đã từng giấu kín trong lòng niềm khâm phục vì khồng hiểu sao mẹ lại hiểu rõ về mọi việc như vậy. Đã có lần em thỏ thẻ với bố điều đó. Bố em đã xúc động kể lại rằng, ngày trước mẹ là là con nhà nghèo , nhưng dù nghèo đén đâu, mẹ em vẫn rất chăm chỉ học hành với niềm hi vọng thoát nghèo. Như mẹ mong muốn, mẹ đã là một học sinh giỏi toán của trường. Khi thi đại học, mẹ đã thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông bà ngoại đều rất vui. Nhưng do hoàn cảnh của gia đình không cho phép, nên mẹ đã phải nghỉ học và đi làm thêm kiếm tiền hàng tháng gửi về cho bố mẹ. Nhưng khi lấy chồng và sinh em thì công việc kinh doanh của bố tiến triển thì mẹ nghỉ việc để chăm nom con cái , nhà của cho bố yên tâm. Em rất ngỡ ngàng vì sự hi sinh của mẹ dành cho gia đình. Âm thầm gạt bỏ ước mơ, lặng lẽ với những công việc nội trợ không tên trong nhà, mẹ chỉ mong ước chỉ một điều đó là gia đình êm ấm. Tuy mẹ không học đại học và không làm cô giáo nhưng mỗi khi có bài tập khó, người mà em luôn cần sự trợ giúp đầu tiên đó là mẹ. “ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo…”. Thật vậy, mẹ luôn giảng giải bài cho em một cách kĩ lưỡng. Một
bài toán mẹ luôn tìm cách giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn cho em. Còn bài văn thì mẹ luôn tìm cho em những câu văn hay, giàu cảm xúc.Nhờ có mẹ mà em luôn đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Thật đúng như câu hát “Lòng mẹ bao là như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ thiết tha như dòng suối hiền ngọt ngào.” Tình cảm của mẹ dành cho em từ khi mang thai đến khi sinh em ra cuộc đời này và nuôi dạy em lên người quả là rất sâu nặng. Những lúc em bị ốm, mẹ rất lo lắng và mua thuốc chăm sóc em quên ăn quên ngủ. Đôi mắt mẹ thâm cuồng, chân tay nhợt nhạt nên em và bố đã phải nấu cháo cho mẹ ăn suốt một tuần để bồi bổ sức khỏe. Em thương mẹ lắm! Từ khi có em, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa em đi , ra chợ hoặc khi đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen em ngoan và cao ráo, mẹ vui lắm. Hồi bé, trước khi đi ngủ, mẹ thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Nhân vật cô Tấm, cô Cám, ông Bụt hay chú sói, cô bé quàng khắn đỏ,…. Giờ đây vẫn còn in đậm trong tâm trí em. Em thầm cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho em nhiều bài học sâu sắc và giá trị tinh thần. Và cho đến bây giờ, khi em lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn vì mẹ cần dạy cho con nhiều thứ để rồi con trưởng thành và tự hoàn thiện mình hơn.Mẹ dạy em đọc có nhịp điệu thật rõ ràng, viết chữ sao cho thẳng hàng vì người ta thường nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo cho gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy em phải đi đứng, nói chuyện với người lớn sao cho đúng lễ nghĩa. Những lúc rảnh, mẹ dạy em nấu những món ăn ngon để làm một người con gái hoàn chỉnh. Vì mẹ thường bảo em rằng: “ Làm con gái thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình và người thân thưởng thức.” Mỗi khi em yếu lòng hay gặp những khó khăn trong trường, lớp , em thường gặp mẹ để trò truyện và tâm sự. Lúc đó mẹ chỉ gật đầu mỉm cười. Nhưng đến ngày hôm sau, khi tâm trạng em đã tốt hơn thì mẹ mới gặp con và phân tích những vấn đề đó để em biết mình nên làm thế nào. Những ánh mắt và nụ cười của mẹ lúc đó đã khiến em cảm thấy được an ủi và sẻ chia hơn.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.
Đúng vậy, câu ca dao đã nói được lên hết tình cảm mà em dành cho mẹ. Em tuy không biết hết những câu ca dao, câu thơ nói về tình mẹ, nhưng em vẫn hiểu rằng mẹ là tất cả. Em rất muốn nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, với bao kỉ niệm và bao ngày tháng sống bên mẹ ,con đã hiểu trên cuộc đời này có không thứ gì có thể sánh ngang được với tình mẹ. Mẹ ạ, mẹ đã sẵn sàng chịu đựng hy sinh tất cả mọi thứ chỉ để chở che cho con. Mẹ! Con đã ngàn lần muốn nói với mẹ, tình mẹ hiền bao la vì con hy sinh tất cả,nước mắt mẹ rơi vì con, mẹ chỉ cần trông thấy con... luôn tươi cười. Nhưng chỉ vì đức tính rụt rè của con, con đã không nói được với mẹ mặc dù đã qua bao ngày sinh nhật, ngày Quốc tế Phụ nữ, con vẫn không nói được. Trong bài văn này, con đã viết lên tất cả những dòng chữ mà bao lâu nay con đã dấu sâu trong trái tim mình, con mong mẹ sẽ hiểu những cảm xúc của con, những giọt lệ của con khi con nghĩ về dòng cảm xúc này. Con yêu mẹ! con yêu mẹ rất nhiều!”. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp cho những tình cảm mà mẹ đã dành cho em. Em cũng mong rằng mẹ sẽ luôn sống và đồng hành cùng em trên suốt con đường đi đến tương lai tốt đẹp. Trên những nẻo đường ghồ ghề, nếu không có mẹ, có lẽ em không thể bước tiếp được. Em sẽ không bao giờ để mẹ khóc hay bực tức gì cả, dù chỉ một lần.
(bài văn là mình có tham khảo nhưng bạn đừng lo tại mình chỉ đọc qua loa thui, còn là tự do mình làm đó, 100% ko có trên mạng trừ những bạn mà mình gửi bài này rồi)