Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền Anh Kute

Các p ơi, mai mk ktra Sử HKII rùi, giúp mk mấy câu hỏi ôn tập này nha:

1. Trình bày bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

2. Trình bày luật pháp thời Lê sơ.

3. Nêu những việc làm của vua Lê Thánh Tông, vua Quang Trung ( Thành tựu, xây dựng chung )

4. Trình bày diễn biến, ý nghĩa trận Rạch Gầm, Xoài Mút.

5. Nhà Nguyễn đã tổ chức bộ máy chính quyền như thế nào?

6. Trình bày sự ra đời của chữ Quốc Ngữ và nêu tác dụng của nó.

7. Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh Nguyễn.

Help me!!!

@Mai Nguyễn, @Phan Thùy Linh

Hà Như Thuỷ
4 tháng 5 2017 lúc 19:23

1. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.

Lưu Hạ Vy
4 tháng 5 2017 lúc 19:23

Câu 1 :

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.
Câu 2 :

- Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

- Cấm giết mổ trâu, bò

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Hạn chế phát triển nô tì

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức

Câu 4 :

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.


Câu 7 :

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.

Phan Thùy Linh
4 tháng 5 2017 lúc 19:46

2. Trình bày luật pháp thời Lê sơ.

+ chủ yếu sửa sáng pháp luật

+ đến thời Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức

Nội dung : bảo vệ quyền lợi của vua , của giai cấp thống trị ; bv quyền phụ nữ ;bv chủ quyền quốc gia; khuyến thích phát triển kt , giữu gìn truyền thống dân tộc )

6. Trình bày sự ra đời của chữ Quốc Ngữ và nêu tác dụng của nó.

À chả là có ông giáo sư phương Tây đã dùng chữ La Tinh để phiên âm sáng tiếng việt rồi ổng cùng người Việt sáng tạo ra bảng chữ cái a,b,c,.... ĐÓ LÀ CHỮ VIẾT MÀ TA ĐANG DÙNG NGÀY NAY

7. Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh Nguyễn.

Nam - Bắc triều :

làng mạch tiêu điều , kinh tế suy sụp

TRinh - Ng

+ đất nc bị chia cắt lâu dài

+gây đau thương và tổn hại cho dân tộc

+lm đất nc suy yếu

+ đời sống nhân dân cơ cực

Hà Như Thuỷ
4 tháng 5 2017 lúc 20:06

Câu 4:

- Diễn biến:

+ Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định.

+ Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, dựng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.

+ Ngày 19-1-1785, quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục và bị quân ta tiêu diệt. Nguyễn Ánh sang Xiêm lưu vong.

- Ý nghĩa:

+ Đây là một trong những trận thủy chiến lớn của dân tộc.

+ Khẳng định vai trò to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

+ Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm

Hà Như Thuỷ
4 tháng 5 2017 lúc 20:07

Câu 2: Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dàn tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Trịnh Ngọc Hân
4 tháng 5 2017 lúc 20:59

Câu 3:

- Những việc làm của vua Lê Thánh Tông :
+Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

+Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

- Những việc làm của vua Quang Trung:

+Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

Bạn học tốt nha!

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 5 2017 lúc 10:43

1. Trình bày bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 5 2017 lúc 10:45

2. Trình bày luật pháp thời Lê sơ.

Nhà Lê về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 5 2017 lúc 10:53

+ Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng
+ Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

Sai đấy đừng chép

Trần Kiều Anh
5 tháng 5 2017 lúc 11:43

6.

* Tác dụng :

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới .

khanhkhanh
5 tháng 5 2017 lúc 20:25

Vua Lê Thánh Tông cải tổ cơ chế Nhà nước, đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang, đào kênh, khơi ngòi, mở mang đường sá, chợ búa làm cho muôn dân được phát triển an lành.

Những nỗ lực xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban như: Chiếu khuyến nông,...

Vua Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý về an ninh - quốc phòng, bảo vệ bờ cõi giang sơn; lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ lại có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính do Lê Thánh Tông ban hành .

Trước những mối nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, không chỉ cảnh giác đề phòng mà một số lần Lê Thánh Tông chủ động cho quân Bắc phạt không để răn đe, làm nhụt tham vọng của giặc và đề cao sức mạnh của Đại Việt.

Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông luôn kiên quyết ngăn chặn những hành động xâm phạm biên giới của quân Minh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ máy Nhà nước Trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đã đến mức hoàn bị. Thế lực của đại quý tộc bị hạn chế, thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu nho giáo được tuyển lựa bằng con đường thi cử. Bộ Luật Hồng Đức một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp, cả thời đại ông.

Sự ra đời của Bộ Luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc.

Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn; ông còn xây kho chứa sách.

Trong 38 năm làm vua, đất nước đã có 501 người đỗ trạng nguyên, tiến sĩ... Ông khởi xướng lập nhà bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng bia để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để các thế hệ, các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danh mới.

Ông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi đã bị tiêu hủy thất lạc sau vụ án "Lệ Chi viên"; truy phong Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu và bổ dụng người con trai còn sót lại của Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ làm Đồng Tri Châu và cấp cho 100 mẫu ruộng làm nơi thờ cúng. Lê Thánh Tông đã cho tạc bia về Nguyễn Trãi: "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn. Không chỉ làm thơ, mà vua còn sáng lập ra Hội Tao đàn Nhị thập bát tú gồm 28 học giả giỏi nhất Đại Việt thời bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông có rất nhiều điều vĩ đại mà ông đã làm được. Sau này, Sử gia Ngô Sĩ Liên hết mực khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược". Ông là người đóng vai trò quan trọng đưa đất nước đi vào ổn định, kỷ cương bằng việc kết hợp hài hòa lễ trị và pháp trị. Ông có tầm nhìn chiến lược khi một mặt giữ vững cương thổ phía Bắc, mặt khác mở mang lãnh thổ xuống phía Nam, nâng cao vị thế Đại Việt.

Có thể nói, ông là một trong những nhà vua dưới các triều đại phong kiến nước Việt xưa luôn quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, cũng như biển đảo rất sâu sắc, rất đáng trân trọng, tự hào. Hơn thế nữa, vua Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn.


Các câu hỏi tương tự
Mạnh
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Khoa Holly
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thúy Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết