1)Tầng đối lưu : Tầng khí quyển sát với mặt đất có độ cao từ 8-17 km (5-11 dặm). Đây là tầng khí quyển quen thuộc nhất với chúng ta. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực tiếp tới chúng ta (gió, mưa, bão…) hầu như đều xảy ra trong tầng đối lưu. Do gần Trái Đất nhất, tầng đối lưu cũng có mật độ không khí dày đặc nhất (chiếm hơn 50% lượng khí quyển của toàn Trái Đất). Được phản chiếu nhiệt từ vỏ Trái Đất, đây cũng là tầng khí quyển “ấm áp” nhất.
Tầng bình lưu : Nằm ngay trên đầu tầng đối lưu với độ cao từ 17-50km (11-31 dặm), tầng bình lưu là nơi chứa lớp ozone bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím từ Mặt Trời. Trái ngược với tầng đối lưu là càng lên cao càng lạnh, chính nhờ việc ozone hấp thụ các tia cực tím mà ở tầng bình lưu thì nhiệt độ lại tăng lên theo độ cao.
Tầng giữa : Tầng này nằm cách Trái Đất khoảng 85km (53 dặm), không chứa ozone và là tầng khí quyển lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển của Trái Đất.
Tầng nhiệt quyển : Ở trên cao 640km (400 dặm) so với Trái Đất, tầng nhiệt quyển chứa một lớp mỏng không khí và là tầng khí quyển nóng nhất vì tầng này không có ozone hấp thụ nhiệt nữa. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 1700 độ C.
Tầng ngoại quyển : Đây là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất, nơi mà khí quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không gian vũ trụ bên ngoài. Một số nhà khoa học tin rằng tầng khí quyển này ở độ cao 9600km (6000 dặm) so với Trái Đất.
1)TẦNG ĐỐI LƯU :từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.
Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80–85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.Mình có thể giúp bạn ! tick cho mình nha
1)cấu tạo của lớp vỏ khí:
-Lớp vỏ khí là lớp không khí bao quanh trái đất với chiều dày lên tới trên 60000km
-Tầng đối lưu:tầng gần mặt đất có độ cao trung bình đến 16km,chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng,là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây mưa sấm chớp.Nhiệt độ tầng này giảm dần khi lên cao.Trung bình cứ lên cac 100m thì nhiệt độ lại giảm đi 0,6 độ xê
-Tầng bình lưu:nằm trên tầng đối lưu có lớp ô dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
-Các tầng cao của khí quyển :nằm trên tầng bình lưu, không khí cực loãng,hầu như không có quan hệ trực tiếp với đờ sống củ con người
2)Nhiệt độ không khí thay đổi theo 2 yếu tố đó là:
+Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Ví dụ:nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực
+Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Ví dụ:lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0.6 độ xê
3)-Đặc điểm của đới khí nhiệt đới:giới hạn ở đường xích đạo,góc chiếu sáng tương đối lớn,lượng nhiệt trong năm thì hấp thụ được nhiều nên rất lớn,lượng mưa tung bình năm thì từ 1000mm đến 2000mm,gió thổi thường xuyên là gió tín phong
-Đặc điểm của đới khí ôn đới:giới hạn là chí tuyến bắc và nam,góc chiếu sánh thì trung bình,lượng nhiệt tronh năm trung bình,lượng mưa từ 500mm đến 1000mm, gió thổi thường xuyên là gió tây ôn đới
-Đặc điểm của đới khí hàn đới:giới hạn là vòng cực bắc và nam,góc chiếu sáng là ánh sáng mặt trời nhỏ,lượng nhiệt tronh năm là gió lạnh và quanh năm có tuyết,lượng mưa dưới 500mm.Gió thổi thường xuyên là gió đông cực.