Hahaj Ayyauq

Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) triển khai ý của luận điểm sau: Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài Bài tập 2 : Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảmg 10 dòng) triển khai luân điểm : Học đối phó để lại rất nhiều tâc hại

minh nguyet
15 tháng 9 2021 lúc 9:27

Em tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 2:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Bình luận (1)
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 9:28

Tham khảo:

a. Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b.Hiện nay, hiện tượng học đối phó đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Chúa hề
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Huyy
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
Tình Phạm
Xem chi tiết
Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết