Bài 9/ Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ BM và CN là 2 đường trung tuyến, cắt nhau tại điểm G. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BG và CG. Chứng minh:
a) △MGN=△PGQ , suy ra MN // PQ.
b) Biết BM = 21 . Tính BG và GM.
Bài 10/ Cho ΔABC cân có AB = AC = 5cm, BC = 8cm. Gọi H là trung điểm của BC
a) AH có phải là đường cao, đường phân giác của tam giác ABC không? Vì sao?
b) Tính độ dài AH.
c) Kẻ HD vuông góc với AB (D∈AB), kẻ HE vuông góc với AC (E∈AC).C/ minh ΔHDE cân.
d) So sánh HD và HC.
a. Ta có tam giác ABC cân tại A có H là trung điểm của BC
=> AH là đường trung trực của tam giác ABC
=> AH cũng là đường cao, đường phân giác của tam giác ABC
b. Ta có BH = BC : 2 => BH = 4cm
Xét tam giác vuông ABH ta có :
AH2 + BH2 = AB2
=> AH2 + 42 = 52
=> AH = 3cm
c. Xét tam giác ADH và tam gác AEH có :
AH chung
Góc ADH = góc AEH ( = 90 độ)
Góc DAH = góc EAH ( gt)
=>tam giác ADH = tam gác AEH (ch-gn)
=> HD = HE
=> Tam giác HDE cân
Câu 9:
a:
Xét ΔABC có
BM là đường trung tuyến
CN là đường trung tuyến
BM cắt CN tại G
Do đo: G là trọng tâm
=>BG=2GM; CG=2GN
mà BG=2GP; CG=2GQ
nên GM=GP; GN=GQ
Xét ΔMGN và ΔPGQ có
GM=GP
\(\widehat{MGN}=\widehat{PGQ}\)
GN=GQ
Do đó: ΔMGN=ΔPGQ
Suy ra: \(\widehat{GMN}=\widehat{GPQ}\)
=>MN//PQ
b: BG=2/3BM=14(cm)
GM=21-14=7(cm)