Bài 2: Hình thang

Phanh Nguyễn

Bài 4: Tứ giác ABCD có AB=BC và AC là phân giác của góc A. Chứng minh tứ giác ABCD là

hình thang.

Bài 5: Cho tứ giác ABCD, biết : góc B= góc A+20 độ ; góc C= 3A; góc D- C=20độ

a) Tính các góc của tứ giác ABCD

b) Tứ giác ABCD có phải hình thang không? Vì sao?

Bài 7: Cho tam giác ABC. Trên tia AC lấy điểm D sao cho AD= AB . Trên tia AB lấy điểm E sao cho AE =AC. Tứ giác BECD là hình gì? Chứng minh.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 8 2020 lúc 17:14

Bài 4:

Xét ΔABC có AB=BC(gt)

nên ΔABC cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}=\widehat{BCA}\)(hai góc ở đáy)

\(\widehat{BAC}=\widehat{DAC}\)(AC là tia phân giác của \(\widehat{BAD}\))

nên \(\widehat{BCA}=\widehat{DAC}\)

\(\widehat{BCA}\)\(\widehat{DAC}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên AD//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét tứ giác ABCD có AD//BC(cmt)

nên ABCD là hình thang có hai đáy là AD và BC(định nghĩa hình thang)

Bài 5:

a) Ta có: \(\widehat{B}=\widehat{A}+20^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{A}=\widehat{B}-20^0\)

Ta có: \(\widehat{C}=3\cdot\widehat{A}\)

\(\Leftrightarrow\widehat{C}=3\cdot\left(\widehat{B}-20^0\right)\)

Ta có: \(\widehat{D}-\widehat{C}=20^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{D}-3\cdot\left(\widehat{B}-20^0\right)=20^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{D}=20^0+3\cdot\left(\widehat{B}-20^0\right)\)

Xét tứ giác ABCD có:

\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^0\)(định lí tổng các góc trong một tứ giác)

\(\Leftrightarrow\widehat{B}-20^0+\widehat{B}+3\cdot\left(\widehat{B}-20^0\right)+20^0+3\cdot\left(\widehat{B}-20^0\right)=360^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{B}-20^0+\widehat{B}+3\cdot\widehat{B}-60^0+20^0+3\cdot\widehat{B}-60^0=360^0\)

\(\Leftrightarrow8\cdot\widehat{B}-120^0=360^0\)

\(\Leftrightarrow8\cdot\widehat{B}=360^0+120^0=480^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{B}=60^0\)

Do đó, ta được: \(\widehat{A}=\widehat{B}-20^0=60^0-20^0=40^0\)

\(\widehat{C}=3\cdot\left(60^0-20^0\right)=3\cdot40^0=120^0\)

\(\widehat{D}=20^0+3\cdot\left(60^0-20^0\right)=20^0+3\cdot40^0=140^0\)

Vậy: Số đo của các góc trong tứ giác ABCD lần lượt là: \(\widehat{A}=40^0\); \(\widehat{B}=60^0\); \(\widehat{C}=120^0\); \(\widehat{D}=140^0\)

b) Gọi AE là tia đối của tia AD

\(\Leftrightarrow\widehat{EAB}+\widehat{DAB}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\Leftrightarrow\widehat{EAB}=180^0-40^0=140^0\)

\(\widehat{D}=140^0\)(cmt)

nên \(\widehat{EAB}=\widehat{D}\)

\(\widehat{EAB}\)\(\widehat{D}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên AB//CD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét tứ giác ABCD có AB//CD(cmt)

nên ABCD là hình thang có hai đáy là AB và CD(định nghĩa hình thang)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thị Phương Thảo Trần
Xem chi tiết
Phạm Vũ Hoàng Huy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thị Phương Thảo Trần
Xem chi tiết
Ko no name
Xem chi tiết
hoang minh nguyen
Xem chi tiết
Nhật Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Hoàng
Xem chi tiết
Ťɦїêŋ๖ۣۜ ๖ۣۜVũ
Xem chi tiết
thanhnam
Xem chi tiết