Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bùi anh tuấn

Bài 2:cho tam giácc ABC cân tại A (A<90 độ).vẽ tia phân giác AH của góc BAC (H thuộc BC) biết AB=15cm,BH=9cm. Bài 3:Chứng minh rằng:△ABHcho tma giác ABC cân tại A .Trên tia đối của BC lấy điểm M ,trên tia đối của CB lấy N sao cho BM=CN, Vẽ BD vuông góc AM tại D , CE vuông góc AN tại E.Cho biết AB=10cm,BH=6cm. Tính độ dài đoạn AH a)Chứng minh :△AMN cân b)chứng minh :DB=CE

bùi anh tuấn
1 tháng 7 2021 lúc 17:20

giúp mình với

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 7 2021 lúc 18:19

Mình xin sửa lại đề một chút

Bài 3: Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của CB lấy N sao cho BM=CN. Vẽ BD⊥AM tại D và CE⊥AN tại E.

a) Cm ΔAMN cân 

b) Cm DB=CE

Bài làm:

a) Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACN}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

BM=CN(gt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

Suy ra: AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

b) Xét ΔMBD vuông tại D và ΔNCE vuông tại E có 

BM=CN(gt)

\(\widehat{M}=\widehat{N}\)(ΔABM=ΔACN)

Do đó: ΔMBD=ΔNCE(Cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra: DB=EC(Hai cạnh tương ứng)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 7 2021 lúc 20:04

Bài 2: 

Xét ΔABH và ΔACH có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AH chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(c-g-c)


Các câu hỏi tương tự
Phạm Lan Chi
Xem chi tiết
Mỹ Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Thái Thanh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Đắc Phú
Xem chi tiết
quy nguyen
Xem chi tiết
Lala school
Xem chi tiết
Kagamine Len
Xem chi tiết
nhunhugiahan
Xem chi tiết