Câu hỏi 1: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
A - Danh từ
B - Động từ
C - Tính từ
D - Đại từ
Câu hỏi 2: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?
A - Động từ
B - Đại từ
C - Quan hệ từ
D - Tính từ
Câu hỏi 3: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?
A - Đồng âm
B - Đồng nghĩa
C - Trái nghĩa
D - Nhiều nghĩa
Câu hỏi 4: Cho đoạn thơ:
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."
Đoạn thơ trên có những động từ nào?
A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
B - Vào, ta, chim
C - Vào, ngân, họa
D - Vào, lặng im, ngân, họa
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi ... tung bay"
A - cờ đỏ
B - khăn đỏ
C - áo đỏ
D - mũ đỏ
Các từ "ẩn hiện, giá lạnh, cuối cùng, thôn bản" có điểm chung là gì?
A. tính từ
B. danh từ
C. từ ghép tổng hợp
D. từ ghép phân loại
Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
a) Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?
A. Công chúa ốm nặng.
B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng.
D. Hoàng hậu suy tư.
b) Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ |
B. Tính từ |
C. Động từ |
D. Đại từ |
c) Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa |
B. Đó là hai từ đồng nghĩa |
C. Đó là hai từ đồng âm |
D. Đó là hai từ trái nghĩa |
d) Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.” ?
A. còn |
B. là |
C. tuy |
D. dù |
e) Khổ thơ sau đây sứ dụng mấy lần biện pháp nhân hóa?
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
A. 1 lần |
B. 2 lần |
C. 3 lần |
D. 4 lần |
g) Xét các câu sau:
1.Bà em mua hai con mực.
2. Mực nước đã dâng lên cao.
3. Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực
A. “mực” trong câu 1 và 2 là các từ nhiều nghĩa.
B. “mực” trong câu 2 và 3 là các từ nhiều nghĩa.
C. “mực” trong câu 1 và 2 là các từ đồng âm.
D. Cả B và C đều đúng.
h) Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là:
A. Cái hương vị ngọt ngào nhất
B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò
C. Cái hương vị
D. Cái hương vị ngọt ngào
i,Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:
A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm
B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng
C. mờ mịt, may mắn, mênh mông
D. Cả a, b, c đều đúng.
k. Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp;
B. Thắng gầy nhưng rất khỏe.
C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng
l.Cho đoạn thơ sau:
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho bé ngoan
Bố bảo cho biết nghĩ.
( Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)
Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?
A. Nguyên nhân – kết quả |
B. Tương phản |
C. Giả thiết – kết quả |
D. Tăng tiến |
Bài 2. Ghi lại các cặp quan hệ từ ở những câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu.
a.Vì đến muộn nên Mai không được vào phòng thi.
b. Tuy chỉ mới có 3 tuổi nhưng cô bé có thể làm được phép tính cộng hai con số.
c. Nếu trẻ em thành phố có được những sân chơi bổ ích thì mùa hè với chúng sẽ thú vị hơn nhiều.
d. Mọi người càng chen lấn, đường càng tắc.
Cặp quan hệ từ |
Quan hệ biểu thị |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
Câu hỏi 3: Chủ ngữ trong câu: "Chị sẽ là chị của em mãi mãi" thuộc từ loại gì?
a/ danh từ b/ tính từ c/ đại từ d/ động từ
Câu 4: Từ loại của các từ in đậm trong câu: “Chị ấy mong muốn được trở thành bác sĩ và mong muốn ấy đã trở thành sự thật.” lần lượt là:
A. Danh từ, động từ. B. Động từ, danh từ. C. Động từ, tính từ.
Bài 1.Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong hai câu sau:
Bán cho tôi 5 cân(1)gạo. Cân(2)của bác cân(3) đúng chứ ạ ?
- Cân(1) :
- Cân(2) :
- Cân(3) :
Bài 2. Xếp các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ:
Biết ơn, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
- Danh từ:
- Động từ:
- Tính từ:
Bài 3. Trong bài thơ: “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu | Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
|
Đoạn thơ trên cho em thấy để làm ra được hạt gạo, người nông dân đã phải trải qua những gian khó gì ? Hình ảnh đối lập được sử dụng ở hai dòng thơ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì?
1.Câu 1. Âm "â" trong tiếng "giây" là bộ phận nào dưới đây?
A. âm đầu
B. âm đệm
C. âm chính
D. âm cuối
2.Câu 2. Các từ "nắng gió, non tơ, giây phút, hé mở" có chung đặc điểm gì?
A. Đều là tính từ
B. Đều là danh từ
C. Đều là từ ghép phân loại
D. Đều là từ ghép tổng hợp
3.Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy
A. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, ngẩn ngơ, non tơ
B. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, đung đưa
C. nhỏ nhẹ, loang loáng, chầm chậm, lả tả, mơ màng
d. thích thú, xinh xinh, bịn rịn, nao nao, mơ mộng
4.Câu 4. Tìm từ khác loại trong nhóm sau:
A. màu xanh
B. xanh đậm
C. hồng nhạt
D. xanh rì
5.Câu 5. Câu nào dưới đây không có quan hệ từ?
A. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.
B. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi.
C. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
D. Lòng tôi vừa ấm lại phút chốc, chợt nao nao buồn.
6.Câu 6. Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng với nghĩa gốc?
A. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
B. Không có một chút rét ngọt.
C. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.
D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
7.Câu 7. Chủ ngữ trong câu "Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc." có cấu tạo là:
A. danh từ
B. cụm danh từ
C. đại từ
D. cụm động từ
8.Câu 8. Dòng nào nêu đúng vị ngữ của câu"Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc."?
A. lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
B. đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
C. vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
D. trở lại quê nhà trong thoáng chốc
9.Câu 9. Câu nào dưới đây có vị ngữ được cấu tạo là cụm tính từ?
A. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.
B. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn.
C. Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
D. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở.
10.Câu 10. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?
A. Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.
C. Đến trưa lá đã xòe tung.
D. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
11.Câu 11. Câu "Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi." thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai đang làm gì?
D. Ai thế nào?
12.Câu 12. Câu nào bên dưới có dấu phẩy có chức năng khác với dấu phẩy được dùng trong câu "Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở."?
A. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười.
B. Cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt.
C. Khi ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
D. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh.
13.Câu 13. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ?
A. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.
B. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
C. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.
D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
Từ loại của các từ in đậm trong câu “ Chị ấy mong muốnđược trở thành bác sĩ và mong muốnấy đã trở thành sự thật.” lần lượt là:
A. danh từ, động từ
B. động từ,động từ
C.động từ , danh từ
Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. (2) Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
(MAI PHƯƠNG)
1/ Phân loại các từ có trong câu văn (1) :
Danh từ : ..................................................................................................................................
Động từ : ..................................................................................................................................
Tính từ : ...........................................................................................................................
Quan hệ từ : ..................................................................................................................................
2/ Xác định các thành phần ngữ pháp trong câu (1):
Trạng ngữ: ………………………………......................…..……………………………………............
Chủ ngữ:……………………………………........................……………………………………............
Vị ngữ: ……………………………………........................……………………………………………...
3/ Theo cấu tạo ngữ pháp, câu (1) thuộc kiểu câu:……………………......................…………….....
4/ Đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ……………………....................…………….....
5/ Trình bày cảm nhận của em cái hay của từ “ bừng” trong câu “Bến sông bừng lên đẹp lạ kì” ?
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................