Bài 1: Cho hai câu thơ sau:
Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Câu 1: Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép thơ?
Câu 2: So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”.
Câu 3: Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?
1. Ngậm => Gậm
Tác giả: Thế Lữ
2. Từ ''Gậm'' thế hiện nỗi uất hận vì bị tước đi tự du của chúa sơn lâm kiêu hùng và cũng thế hiện nỗi uy nghiêm của hổ, còn từ ngữ chép sai đã làm cho hổ mất đi vẻ kiêu hùng vốn có.
3. Nhân vật ''ta'' là ẩn dụ của nhân dân ta trong hoàn cảnh bị giặc đàn áp, tước đi tự do. Qua nhân vật, tác giả muốn nói đến sự u uất, kìm hãm, bật lực trông ngày tháng qua đi của nhân dân trước sự giam cầm của quân thù.