Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Khánh

Bài 1: Cho câu thơ : “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” (Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Cho biết hoàn cảnh ra đời và thể thơ của bài thơ có câu thơ trên. 3. Chép nguyên văn những câu còn lại để hoàn thiện khổ thơ. 4. Nội dung chính của khổ thơ em vừa chép là gì? 5. Viết một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 - 15 câu) nêu cảm nhận của em về khổ thơ ở câu 3, trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch dưới câu nghi vấn đó). 6. Hãy kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) cũng viết về tình cảm với quê hương khi xa quê trong chương trình Ngữ văn THCS em đã học.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
3 tháng 3 2022 lúc 21:23

1, Trích từ văn bản : Quê Hương.

`-` Tác giả : Tế Hanh

2, Hoàn cảnh ra đời : sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà, quê hương.

`-` Thể thơ : 8 chữ, gieo vần ôm và vần liền ; ngắt nhịp 3/5 hoặc 3/2/3.

3, Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng.

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu 4, Nội dung chính : cảnh người dân và con thuyền ra khơi đánh cá tràn đầy sức sống.

Câu 5 , Tham khảo:

Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc  thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.

`-` Câu nghi vấn : in đậm

Câu 5 : Tác phẩm : Đồng chí (Chính Hữu)


Các câu hỏi tương tự
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
miner ro
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
trần bách
Xem chi tiết
trần bách
Xem chi tiết
Ánhh Ngọcc
Xem chi tiết
Bùi Phương Anh
Xem chi tiết
hương Phạm
Xem chi tiết
Thủy Hoàng
Xem chi tiết