Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Quốc Bảo

Bài 1: Cho 3,2 gam lưu huỳnh tác dụng với khí oxi thu được lưu huỳnh dioxit SO2. Hãy:

a) Lập PTHH

b) Tính khối lượng SO2 tạo thành?

c) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng cho phản ứng?

Bài 2: Thực hiện phản ứng phân hủy kali clorat KClO3 với xúc tác MnO2 thu được khí O2 và 8,7 gam MnO2 tạo thành.

a) Lập PTHH

b) Tính thể tích khí O2 (đktc) được tạo thành?

c) Tính khối lượng KClO3 cần dùng cho phản ứng?

Bài 3: Cho 2,24 lít khí H2 (ở đktc) tác dụng với đồng (II) oxit CuO, thu được chất rắn màu đỏ gạch Cu và hơi nước.

a) Lập PTHH

b) Tính khối lượng Cu thu được?

c) Tính thể tích hơi nước (ở đktc) tạo thành?

d) Tính khối lượng CuO cần dùng cho phản ứng?

Lê Ng Hải Anh
9 tháng 3 2023 lúc 21:12

Bài 1:

a, \(S+O_2\underrightarrow{t^o}SO_2\)

b, Ta có: \(n_S=\dfrac{3,2}{32}=0,1\left(mol\right)\)

Theo PT: \(n_{SO_2}=n_S=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{SO_2}=0,1.64=6,4\left(g\right)\)

c, \(n_{O_2}=n_S=0,1\left(mol\right)\Rightarrow V_{O_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)

Bài 2:

a, \(2KClO_3\xrightarrow[MnO_2]{^{t^o}}2KCl+3O_2\)

b, Bạn xem lại đề nhé, pư không tạo thành MnO2.

Bài 3:

a, \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)

b, \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

\(n_{Cu}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{Cu}=0,1.64=6,4\left(g\right)\)

c, \(n_{H_2O}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow V_{H_2O}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)

d, \(n_{CuO}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{CuO}=0,1.80=8\left(g\right)\)