nếu từ nhọc nhằn đứng riêng thì nó là tính từ với nghĩa là vất vả và mệt mỏi, còn nhọc nhằn trong câu này là danh từ
nếu từ nhọc nhằn đứng riêng thì nó là tính từ với nghĩa là vất vả và mệt mỏi, còn nhọc nhằn trong câu này là danh từ
Bộ phận nằm giữa hai dấu phẩy trong câu sau giữ chức vụ gì?
Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở.
A. trạng ngữ | B. vị ngữ | C. vế câu thứ hai |
Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?
“Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn.”
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu.
B. Nối bằng một quan hệ từ.
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
Xác định từ loại của từ “suy nghĩ” trong những câu sau:
A. Để hiểu được suy nghĩ của người khác, chúng ta phải đặt mình vào vị trí của họ.
B. Để biết người khác suy nghĩ gì, chúng ta phải đặt mình vào vị trí của họ.
Trong các câu sau, câu nào có đại từ làm chủ ngữ?
A. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý.
B. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện.
C. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi.
D. Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác
từ trái nghĩa với nhọc nhằn là gì?
Viết 3 đến 5 câu nói về những ngày em và các bạn làm trước Tết để phòng chống dịch covid-19 trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu em hãy gạch chân dưới những từ ngữ thay thế đó
Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước.
Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không? Liệu khám mắt có đau không? Ngồi lên chiếc ghế vừa cao vừa rộng, đối mắt với chiếc đèn lớn trước mắt, em càng lo lắng và căng thẳng hơn. Đang thấp thỏm lo âu, thì bất chợt một nười mặc áo blu trắng bước vào, em đoán chắc hẳn đây chính là bác sĩ của mình đây. Đó là một người phụ nữ còn khá trẻ, vóc người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, mái tóc ngang vai mềm mại, cô nhìn em bằng ánh mắt dịu dàng như muốn trấn an em. Cô vừa điều chỉnh đèn vừa nhỏ giọng nói:”Đầu tiên cô sẽ kiểm tra mắt của cháu trước, không có gì phải sợ, cố giữ mắt tập trung nhé!”. Em nghiêm túc gật đầu, hít sâu một hơi, cảm giác bồn chồn trong lòng vơi đi phần nào, có lẽ là nhờ giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng của cô mà em thấy bình tĩnh hơn. Việc kiểm tra mắt trở nên nhẹ bẫng và không còn đáng sợ tí nào, xong khâu kiểm tra, cô xoa đầu và khẽ cười khen em dũng cảm. Khi cười lên, cô để lộ hàm răng trắng đều và hai đuôi mắt cong cong lên như vầng trăng chứa đầy trìu mến.
Em được chuyển sang đo độ của mắt, mỗi một lần không nhìn thấy chữ trên bảng thị lực, em sẽ phải đổi một mắt kính có số độ lớn hơn, mỗi lần như vậy trông cô vô cùng lo lắng. Trong suốt 10 phút, cô kiên nhẫn thực hiện đo mắt cho em, thậm chí còn nhắc nhở em hạn chế xem ti vi, chơi điện từ và ngồi học đúng tư thế. Lời nói của cô vừa ân cần lại vừa chu đáo, em có cảm giác người trước mắt như một người mẹ thứ hai của mình, quan tâm con từng li từng tí. Tìm được đúng số độ của mắt rồi, em được đưa đến quầy để chọn gọng kính. Cô không ngần ngại đưa em thử vô số loại gọng khác nhau và còn cẩn thận tư vấn loại hợp với khuôn mặt của em. Đến lúc phải ra về, cô đã giúp gọi điện thoại cho mẹ em tới đón, trong khi chờ mẹ tới, em và cô trò chuyện về đủ loại chủ đề nào là bộ phim hoạt hình sắp chiếu, đồ ăn ngon… để em bớt nhớ mẹ.
Sau buổi chiều hôm đó, em nhận ra cô không chỉ là một bác sĩ giỏi mà còn là một người tâm lý và tận tâm với nghề nghiệp. Em thật mong muốn sau này có thể trở thành người như cô.
Bài văn tả những đặc điểm gì của người được tả em ghi lại những chi tiết câu văn miêu tả các đặc điểm đó
Tìm một thành ngữ có từ nắng, mưa với nghĩa là một nỗi nhọc nhằn
Câu 1. Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận mùa xuân trong bốn câu thơ sau: Ơi! Con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời/Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng
A. Thính giác và khứu giác
B. Thính giác và thị giác
C. Thính giác và xúc giác
Câu 3.Trong câu “Con lũ sớm qua nhanh nên dòng sông quê tôi lại hiền hòa êm ả” sử dụng cặp quan hệ từ chỉ:
A.Nguyên nhân-kết quả
B.Điều kiện - kết quả
C.tăng tiến
D.tương phản
Câu 4.Dòng nào nêu đúng trạng ngữ của câu sau: "Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu."
A. Năm tôi mười ba tuổi
B. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, trên xe hoa dẫn đầu.
C. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập
D. Trên xe hoa dẫn đầu
Câu 5. Dòng nào nêu đúng vị ngữ của câu “Những đứa cháu từng túm áo bà, hau háu chờ bà chia bánh mỗi lần về chợ ngẩn ngơ đến hàng tháng trời khi bà mất”?
A. từng túm áo bà, hau háu chờ bà chia bánh mỗi lần về chợ ngẩn ngơ đến hàng tháng trời khi bà mất.
B. hau háu chờ bà chia bánh mỗi lần về chợ ngẩn ngơ đến hàng tháng trời khi bà mất.
C. ngẩn ngơ đến hàng tháng trời khi bà mất.
Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất về dấu hai chấm (:)
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Cả hai ý kiến trên
Câu 10. Tiếng “ăn” có những bộ phận nào?
A. Âm đầu “ă”, phụ âm “n”, thanh ngang.
B. Không có âm đầu, chỉ có vần “ăn”, không có dấu thanh.
C. Không có âm đầu, chỉ có vần “ăn”, thanh ngang.
Câu 11. Nhóm từ ngữ nào có từ truyền có nghĩa “trao lại cho người khác”?
A. Truyền máu, truyền nhiễm.
B. Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
C. Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
Câu 15. Từ trái nghĩa là gì?
Những từ trái ngược nhau về nghĩa
B. Những từ trái ngược nhau về nghĩa dựa trên một đặc điểm chung nào đó.
C. Những từ khác hẳn nhau về nghĩa
Câu 16. Nhóm từ nào sau đây toàn là từ ghép?
A. vận động viên, đường chạy, sẵn sàng, cuộc thi, tín hiệu, xuất phát.
B. loạng choạng, khu vực, đá dăm, đường đua, cuộc thi, xuất phát.
C. vị trí, vòng cua, vận động viên, đường đua, đường chạy, sợ hãi.
Câu 19. Câu: “Cô giáo cho phép chúng tôi ở nhà làm bài.” có:
A. 3 động từ
B. 4 động từ
C. 2 động từ
(mn giúp mình với )