Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Dương Hạ Chi

1/\(\Delta ABC\) có góc \(A=90^o;AC=6cm\)

a/ Tính BC.

b/ Cho điểm D nằm trên AC sao cho AD=2cm, trên tia đối của AB lấy E sao cho AB=AE. CMR: \(\Delta BAD=\Delta EAD\).

c/ Đường thẳng ED cắt BC tại I. CMR: I là trung điểm của BC.

2/ Cho góc xOy. Điểm H nằm trên phân giác của góc xOy. Từ H dựng đường vuông góc xuống Ox và Oy ( điểm A thuộc Ox; điểm B thuộc Oy). OA=10cm; AB=16cm.

a/ CMR: \(\Delta OAB\) cân

b/ Gọi C là giao điểm của AB với OH. Tính AC.

c/ Gọi D là trung điểm của OA, I là giao điểm của BD và OH. Tính IC.

3/ \(\Delta ABC\) góc \(C=60^o\); góc A=2B.

a/ So sánh 3 cạnh

b/ \(CH\perp AB\) tại H, so sánh HA và HB.

c/ Vẽ trung tuyến CM, trên tia đối của MC lấy E sao cho MC=ME. CMR: AC=BE.

d/ CMR: CA+BC>2CMe

Hiếu, Mama, Chị Trưm eiw zấu, Chị Hưn xênh gái, Ông anh trai eiw, Muội muội,v.v... Giúp e mấy câu e in đậm.

Nguyễn Hải Dương
2 tháng 5 2018 lúc 9:16

Bài 3

a, Ta có: \(\widehat{A}=2\widehat{B}\)

Lại có: \(\widehat{A}+\widehat{B}=150-60=90^o\)

=> \(\widehat{B}=30;\widehat{A}=60\)

=> AB>BC>AC( 90>60 > 30)( quan hệ......)

b, Do BC > AC => AH > BH ( qiam hệ đường xiên và hình chiếu).

c, Xét \(\Delta MACva\Delta MBE\) có:

\(MA=ME\left(gt\right)\)

\(MA=MB\left(gt\right)\)

\(\widehat{AMC}=\widehat{BME}\left(đốidỉnh\right)\)

Do đó \(\Delta MAC=\Delta MBE\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow AC=BE\)

d, tương tự tính chất quan hệ dó thui tự suy ra . bữa sau nhớ suy nghĩ trước khi hỏi đó

 Mashiro Shiina
2 tháng 5 2018 lúc 10:20

Đề tỉ vẽ thiếu,Nối E với C nữa nha

1a) Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Ta có: \(\Delta ABC\)\(\widehat{A}=90^o\)nên tam giác ABC vuông tại A

Áp dụng định lí Py-ta-go vào \(\Delta\) vuông ABC:

\(BC=\sqrt{AC^2+AB^2}=\sqrt{8^2+6^2}=10\)

b) Xét \(\Delta\) vuông \(BAD\)\(\Delta\) vuông \(EAD\) ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AD-chung\\AB=EA\left(gt\right)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\Delta BAD=\Delta EAD\left(cgv-cgv\right)\)

c) Tam giác \(BEC\) có: \(BA=EA\) nên AC là trung tuyến ứng với \(BE\)

Mặt khác: \(AD=2;AC=6\Leftrightarrow AD=\dfrac{1}{3}AC\)

\(D\) là trọng tâm

\(EI\) đi qua D nên EI cũng là trung tuyến ứng với BC( 3 đường trung tuyến cắt nhau tại 1 điểm,điểm đó là trọng tâm của tam giác)

\(\Rightarrow IB=IC\left(đpcm\right)\)

 Mashiro Shiina
2 tháng 5 2018 lúc 10:53

2) Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

a) H nằm trên tia phân giác của \(\widehat{xOy}\) nên H cách đều \(Ox;Oy\) hay \(HA=HB\Leftrightarrow HA^2=HB^2\)

Áp dụng định lí Pi-ta-go và tam giác vuông HBO và HAO \(\left\{{}\begin{matrix}OH^2=HB^2+OB^2\\OH^2=HA^2+OA^2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow OA^2=OB^2\Leftrightarrow OA=OB\Leftrightarrow\Delta AOB\) cân tại O b) Tam giác \(OAB\) cân ở O( cmt) có OC là đường phân giác ứng với cạnh đáy AB nên OC cũng là đường trung tuyến ứng với AB

\(\Rightarrow AC=BC=\dfrac{1}{2}AB=8\left(cm\right)\)

AC=8cm

c) \(\Delta BOA\) có: \(D\) là trung điểm OA nên \(BD\) là trung tuyến ứng với \(OA\)

Mặt khác ta vừa chứng minh OC là trung tuyến ứng với AB

\(OC\cap BD=I\) nên I là trọng tâm của \(\Delta AOB\)

\(\Rightarrow IC=\dfrac{1}{3}OC\)

mặt khác,theo Pi-ta-go và tam giác vuông \(OAC\): (OA=10 cm; AC=8cm)

Ta có: \(OC=\sqrt{OA^2-AC^2}=6\)

\(IC=\dfrac{1}{3}.6=2\left(cm\right)\)

 Mashiro Shiina
2 tháng 5 2018 lúc 11:23

3) Nối B với E nữa nha tỉ :v Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

a) Áp dụng định lí tổng 3 góc trong 1 tam giác vào tam giác ABC: \(\widehat{BAC}+\widehat{BCA}+\widehat{ABC}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}+60^o+\widehat{ABC}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}+\widehat{ABC}=120^o\)

\(\Rightarrow2\widehat{ABC}+\widehat{ABC}=120^o\Leftrightarrow3\widehat{ABC}=120^o\Leftrightarrow\widehat{ABC}=40^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}=80^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABC}< \widehat{BCA}< \widehat{BAC}\)

\(\Rightarrow AC< AB< AC\) (quan hệ góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác)

b) \(CH\perp AB\Leftrightarrow\widehat{AHC}=\widehat{BHC}=90^o\)

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong 1 tam giác vào tam giác \(\widehat{AHC}\) ta có: \(\widehat{ACH}=10^o\)

\(\widehat{CAH}=80^o\Leftrightarrow\widehat{CAH}>\widehat{ACH}\Leftrightarrow CH>AH\)(1)

mặt khác, áp dụng định lí tổng 3 góc trong 1 tam giác vào tam giác \(BHC\) ta có: \(\widehat{HCB}=50^o\)

\(\widehat{HBC}=40^o\Leftrightarrow\widehat{HCB}>\widehat{HBC}\Leftrightarrow HB>HC\)(2)

từ (1) và (2) ta có: \(BH>AH\)

c) Xét \(\Delta AMC\)\(\Delta BME\) ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AM=BM\left(gt\right)\\MC=ME\left(gt\right)\\\widehat{AMC}=\widehat{EMB}\left(dd\right)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\Delta AMC=\Delta BME\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow AC=BE\) (2 cạnh tương ứng)

d) Xét \(\Delta AME\)\(\Delta BMC\) ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AM=BM\left(gt\right)\\ME=MC\left(gt\right)\\\widehat{AME}=\widehat{BMC}\left(dd\right)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\Delta AME=\Delta BMC\)

\(\Rightarrow AE=BC\) (2 cạnh tương ứng)

Áp dụng bđt tam giác vào tam giác \(ACE\) ta có:

\(AC+AE>CE\)

\(\Rightarrow AC+BC>CE\)

\(\Rightarrow AC+BC>2CM\) ( MC đối ME; MC= ME nên \(CE=2CM\))

Nguyễn Tử Đằng
2 tháng 5 2018 lúc 15:59

vừa xem , đã thấy mấy ông trả lời rồi batngohiha

Trịnh Ngọc Hân
2 tháng 5 2018 lúc 19:25

Mấy chế kia làm hết òi nên Chị Hưn xênh gái ngồi coi nha!;)JFBQ001610702012A( ==" chắc gì biết lờm nữa hà, kaka, chị bên chuyên Khoa học xã hội chứ hổng chuyên Khoa học tự nhiên mô! ^^)

Nguyễn Thanh Hằng
2 tháng 5 2018 lúc 21:05

hee loo mấy chế =)) lâu lắm k gặp :vv

DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG
3 tháng 5 2018 lúc 19:13

Kiến thức lớp 7 quên hết cmnr .......

Đức Hiếu
13 tháng 5 2018 lúc 15:54

Mấy thế kỉ vắng bóng vẫn nhớ tới em?

 Mashiro Shiina
2 tháng 5 2018 lúc 8:57

Câu a bài 1. AB=?

Dương Hạ Chi
2 tháng 5 2018 lúc 9:01
 Mashiro Shiina
2 tháng 5 2018 lúc 9:07

Xíu muội giúp na :3 đang bận xem phim chút

Nhã Doanh
2 tháng 5 2018 lúc 9:31

bài 2: góc xOy tù hay nhọn


Các câu hỏi tương tự
Huệ Ok
Xem chi tiết
Tiến Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Hai Hien
Xem chi tiết
Lưu Hoàng Băng Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Anh
Xem chi tiết
my phạm
Xem chi tiết