a)
Xét ΔABC có \(\widehat{B}>\widehat{C}\)(gt)
mà cạnh đối diện với \(\widehat{B}\) là cạnh AC
và cạnh đối diện với \(\widehat{C}\) là cạnh AB
nên AC>AB(Định lí quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác)
hay AB<AC
Xét ΔABC có
BH là hình chiếu của AB trên BC
CH là hình chiếu của AC trên BC
mà AB<AC(cmt)
nên BH<CH(Định lí quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên)
b) Xét ΔAHD và ΔAED có
AH=AE(gt)
\(\widehat{HAD}=\widehat{EAD}\)(AD là tia phân giác của \(\widehat{HAE}\))
AD chung
Do đó: ΔAHD=ΔAED(c-g-c)
Suy ra: DH=DE(hai cạnh tương ứng)
c) Ta có: ΔAHD=ΔAED(cmt)
nên \(\widehat{AHD}=\widehat{AED}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{AHD}=90^0\)(gt)
nên \(\widehat{AED}=90^0\)
hay DE\(\perp\)AC tại E
Xét ΔHDK vuông tại H và ΔEDC vuông tại E có
DH=DE(cmt)
\(\widehat{HDK}=\widehat{EDC}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔHDK=ΔEDC(Cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: DK=DC(hai cạnh tương ứng) và HK=EC(hai cạnh tương ứng)
Ta có: AH+HK=AK(H nằm giữa A và K)
AE+EC=AC(E nằm giữa A và C)
mà AH=AE(gt)
và HK=EC(cmt)
nên AK=AC
hay A nằm trên đường trung trực của CK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: DK=DC(cmt)
nên D nằm trên đường trung trực của CK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra AD là đường trung trực của CK
hay AD\(\perp\)CK(Đpcm)