Đề luyện thi tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học

lili hương

1 tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn /z-2+5i/=3 trên mặt phẳng phức la

2 trong không gian oxyz , cho điểm M(5;7;-12). gọi H la hinh chiếu vuông góc của M trên mp(oxyz). Tọa độ điểm H là

3 trong khong gian oxyz, mặt cầu nào sau đây có tâm I(1;-2;3) và bán kính R=4

4 trong không gian oxyz, mặt cầu có tâm I(6;3;-4) tiếp xúc với trục Ox. bán kính mặt cầu là

5 Trong không gian Oxyz,tứ diện ABCD với A(1;0;1); B(1;2;1) ;C(3;2;-1) D(1;2-2) . Bán kính mặt cầu ngoại tiếp tú diện la

6 Trong không gian với hệ trực oxyz, cho a(1;0;-3)B(3;2;1) mặt phẳng trung trực đoạn AB có pt là

Nguyễn Việt Lâm
8 tháng 5 2020 lúc 21:31

1.

Đặt \(z=x+yi\)

\(\Rightarrow\left|z-2+5i\right|=3\)

\(\Leftrightarrow\left|x-2+\left(y+5\right)i\right|=3\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{\left(x-2\right)^2+\left(y+5\right)^2}=3\)

\(\Leftrightarrow\left(x-2\right)^2+\left(y+5\right)^2=9\)

Tập hợp là đường tròn tâm \(I\left(2;-5\right)\) bán kính \(R=3\)

2.

Làm gì có mặt phẳng nào là mặt phẳng (Oxyz), chắc ghi thừa 1 kí tự x hoặc y hoặc z gì đó rồi :D

Đơn giản thế này: nếu chiếu lên (Oxy) thì thay vị trí z trong tọa độ M bằng số 0 (là \(\left(5;7;0\right)\)), chiếu lên (Oxz) thì thay vị trí y bằng số 0, chiếu lên (Oyz) thì thay vị trí x bằng số 0

3.

Phương trình mặt cầu:

\(\left(x-1\right)^2+\left(y+2\right)^2+\left(z-3\right)^2=16\)

Dạng khai triển:

\(x^2+y^2+z^2-2x+4y-6z-2=0\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
8 tháng 5 2020 lúc 21:53

4.

Bán kính mặt cầu bằng khoảng cách từ A đến Ox

Trục Ox nhận \(\overrightarrow{u}=\left(1;0;0\right)\) là vtcp

Khoảng cách từ A đến Ox:

\(d\left(A;Ox\right)=\frac{\left|\left[\overrightarrow{OM};\overrightarrow{u}\right]\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|}=\frac{\left|\left(0;4;-3\right)\right|}{\left|\left(1;0;0\right)\right|}=\frac{\sqrt{4^2+3^2}}{1}=5\)

\(\Rightarrow R=5\)

5.

\(\overrightarrow{AB}=\left(0;2;0\right)\) ; \(\overrightarrow{BC}=\left(2;0;-2\right)\) ; \(\overrightarrow{BD}=\left(0;0;-3\right)\)

Gọi M là trung điểm AB \(\Rightarrow M\left(1;1;1\right)\)

Phương trình mặt phẳng trung trực của AB: \(y-1=0\)

Gọi N là trung điểm BC \(\Rightarrow N\left(2;2;0\right)\)

Phương trình mặt phẳng trung trực của BC:

\(1\left(x-2\right)-1\left(z-0\right)=0\Leftrightarrow x-z-2=0\)

Gọi P là trung điểm BD \(\Rightarrow P\left(1;2;-\frac{1}{2}\right)\)

Phương trình mặt phẳng trung trực BD:

\(z+\frac{1}{2}=0\)

Tọa độ tâm I của mặt cầu là nghiệm: \(\left\{{}\begin{matrix}y-1=0\\x-z-2=0\\z+\frac{1}{2}=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow I\left(\frac{5}{2};1;-\frac{1}{2}\right)\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{AI}=\left(\frac{3}{2};1;-\frac{3}{2}\right)\Rightarrow R=IA=\frac{\sqrt{22}}{2}\)

Bạn kiểm tra lại quá trình tính toán nhé

6.

\(\overrightarrow{AB}=\left(2;2;4\right)=2\left(1;1;2\right)\)

Gọi M là trung điểm AB \(\Rightarrow M\left(2;1;-1\right)\)

Phương trình mp trung trực AB:

\(1\left(x-2\right)+1\left(y-1\right)+2\left(z+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x+y+2z-1=0\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
An Sơ Hạ
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết