Tham khảo ạ:
1. - Việc các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng đã cho thấy:
+ Cư dân Đông Nam Á không tiếp thu một cách thụ động hay “sao chép y nguyên” thành tựu ngôn ngữ của nước ngoài, mà đã có sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo, biến đổi sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc mình.
+ Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau.
2. Sự phát triển của Lan Xang trong các thế kỉ XV - XVII
- Về tổ chức nhà nước:
+ Vương quốc được chia thành 7 mường (tỉnh)
+ Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua là một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.
+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.
- Về kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc, khai thác lâm sản khá phát triển.
+ Cư dân Lan Xang đã có sự trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.
- Về ngoại giao: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ nền độc lập.
Đánh giá: Dưới thời Lang Xang, Lào là một vương quốc thịnh trị, đời sống nhân dân thanh bình, ấm no, sung túc.
3. Giới thiệu về Thạt Luổng
- Tọa lạc trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông Viêng Chăn, Thạt Luổng là ngôi chùa tháp Phật giáo lớn và đẹp nhất tại Lào. Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, dưới thời vua Xệt-tha-thi-lạt (khi Vương quốc Lan Xang dời đô từ Luông Pha-bang về Viên Chăn).
- Đây là một công trình đồ sộ, gồm một tháp lớn hình nậm rượu, đặt trên cái đế hình hoa sen, phô ra 12 cánh hoa sen, dưới là một bệ khổng lồ hình bán cầu, nhưng lại tạo thành 4 núi có đáy vuông, mỗi cạnh dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá và có 4 cổng dưới dạng miếu thờ. Xung quanh tháp chính là 30 ngọn tháp nhỏ, mỗi ngọn tháp đều khắc một lời dạy của Phật. Tháp chính có chiều cao 45m.
- Là một cống hiến độc đáo vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.
Tham khảo :
1.
- Đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của nhân loại, là trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.
- Việc cho ra đời chữ viết thì việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại.
- Cư dân Đông Nam Á không tiếp thu một cách thụ động hay “sao chép y nguyên” thành tựu ngôn ngữ của nước ngoài, mà đã có sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo, biến đổi sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc mình.
- Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau.
2. mình trả lời rồi nhé , bạn có thể xem lại !
3. mình cũng trả lời rồi nhé , bạn có thể xem lại !