Tin học

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Khả năng tính toán nhanh

Người bình thường có thể mất hàng giờ để thực hiện "bằng tay" phép nhân hai số có vài trăm chữ số với nhau. Các máy tính ngày nay có thể thực hiện phép tính trong một giây, do vậy có thể cho kết quả phép nhân trên chỉ trong chốc lát.

* Tính toán với độ chính xác cao

Các máy tính hiện đại đã cho phép tính toán không chỉ nhanh hơn mà còn với độ chính xác cao hơn gấp nhiều lần. Nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử, ngày 9 tháng 2 năm 1999, Colin Percival đã tính được số với bốn mươi nghìn tỉ chữ số sau dấu chấm thập phân và ngày 11 tháng 9 năm 2000, người ta đã tìm ra chữ sô thứ một triệu tỉ sau dấu chấm thập phân của số \dpi{50} \small \prod là chữ số 0.

* Khả năng lưu trữ lớn

Các thiết bị nhớ của máy tính có thể trở thành một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Bộ nhớ của một máy tính cá nhân thông dụng có thể cho phép lưu trữ vài chục triệu trang sách.

* Khả năng "làm việc" không mệt mỏi

Máy tính có thể làm việc không nghỉ trong một thời gian dài. Không phải thiết bị hay công cụ lao động nào của con người cũng có thể làm việc liên tục được như thế.

Ngoài các khả năng nói trên, máy tính ngày nay, nhất là máy tính cá nhân, có hình thức ngày càng gọn nhẹ, giá thành ngày càng hạ.... Những yếu tố ấy làm cho việc sử dụng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. Máy tính thật sự đã trở thành người bạn thân quen của nhiều người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

* Thực hện các tính toán

Việc giải quyết các bài toán kinh tế và khoa học - kĩ thuật ngày nay đòi hỏi những khối lượng tính toán vô cùng lớn. Máy tính chính là công cụ giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng tính toán cho con người.

* Tự động hoá các công việc văn phòng

Có thể ơùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản như các công văn, lá thư, bài báo, thiếp mời dự sinh nhật... Máy tính còn có thể dùng để phục vụ việc thuyết trình trong các hội nghị hay lập lịch làm việc.

* Hỗ trợ công tác quản lí

Các thông tin liên quan tới con người, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, thành tích học tập.... được tập hợp và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu trữ trong máy tính để có thể dễ dàng sử dụng phục vụ nhu cầu quản lí và ra quyết định.

* Công cụ học tập và giải trí

Em có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lí, hoá học,.... Em còn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, sáng tác nhạc, vẽ tranh,... nhờ máy tính.

* Điều khiển tự động và rô-bốt

Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như dây chuyền lắp ráp ô tô, xe máy. Việc điều khiển các vệ tinh, các tàu vũ trụ,... không thể thiếu vai trò của máy tính. Nhờ các máy tính được lắp đặt bên trong, các rô-bốt ngày nay đã có thể làm thay con người nhiều công việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại.

* Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến

Các máy tính hiện nay có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính với quy mô toàn cầu như mạng Internet giúp con người liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân thông qua thư điện tử, các diễn đàn điện tử hoặc trao đổi trực tuyến (chat). Nhờ Internet, em có thể tra cứu được nhiều thông tin bổ ích và tìm hiểu, xem trước những món quà hay đổ vật yêu thích rồi đặt mua, thanh toán mà không cần tới cửa hàng, sẽ có người mang đến những thứ em đã chọn mua. Giống như ở nhiều nước phát triển khác, cách mua bán này (mua bán trực tuyến) hiện đang trở nên phổ biến ở nước ta.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.

Có nhiều việc hiện tại máy tính vẫn chưa thể làm được, ví dụ phân biệt mùi vị, cảm giác,... Do vậy máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn con người, đặc biệt là chưa thể có năng lực tư duy như con người.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

* Bộ xử lí trung tâm (CPU)

Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

* Bộ nhớ

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).

Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai) (1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ. Em có thể tìm thấy trong bảng dưới đây một vài đơn vị đo như thế (kí hiệu 210 được đọc là "hai mũ 10" và có giá trị bằng 10 số 2 nhân với nhau):

* Thiết bị vào/ra (Input/Output -1/0)

Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

CPU có thể được coi như bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính:

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Phần mềm hệ thống là chương trình tỏ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.

Phần mềm hệ thống quan trọng là hẹ điều hành, ví dụ Window 7, Window 10,... Hệ điều hành là phần mềm tảng, các phần mềm khác không thể hoạt động được nếu thiếu hệ điều dành. Khi bật máy tính, hệ điều hành bắt đầu hoạt động.

Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: các phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản, phần mềm đồ hoạ để vẽ hình và xử lí ảnh, các phần mềm ững dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được nửa phần Trái Đất, trên nửa đó là ban ngày, nửa còn lại sẽ là ban đêm.

Nếu Trái Đất đứng yên thì chỉ một nửa Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi. Còn nửa kia là ban đêm vĩnh viễn. Rất may mắn là Trái Đất tự quay quanh trục của mình, nên toàn bộ trục của Trái Đất được chiếu sáng đều đặn, ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng.

Ví dụ: Khi Hà Nội là ngày thì ở một địa điểm cách xa Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất như Lahabana (Cuba) sẽ là đêm. Còn khi Lahabana là ngày thì Hà Nội sẽ là đêm. Thời gian để Trái Đất quay trọn một vòng quanh mình nó là một ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Hiện tượng nhật thực là là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất

- Điều khiển khung nhìn phần mềm:

+ Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.

+ Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời.