Violympic toán 9

T.Huyền
Xem chi tiết
Tom Phan
Xem chi tiết
Huỳnh Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Akai Haruma
25 tháng 6 2018 lúc 0:26

Câu 1:

ĐK: \(0\leq x\leq 1\)

Áp dụng bđt Bunhiacopxky:

\(\text{VT}^2=(\sqrt{1-\sqrt{x}}+\sqrt{4+x})^2\leq [1-\sqrt{x}+\frac{4+x}{2}](1+2)\)

\(\Leftrightarrow \text{VT}^2\leq 3\left(3+\frac{x-2\sqrt{x}}{2}\right)\)

\(0\leq x\leq 1\Rightarrow x-2\sqrt{x}\leq \sqrt{x}-2\sqrt{x}=-\sqrt{x}\leq 0\)

Do đó: \(\text{VT}^2\leq 3.3=9\Rightarrow \text{VT}\leq 3\)

Dấu bằng xảy ra khi :

\(\frac{\sqrt{1-\sqrt{x}}}{1}=\frac{\sqrt{4+x}}{2}; x=\sqrt{x}\Rightarrow x=0\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
25 tháng 6 2018 lúc 0:37

2)

\(\sqrt[3]{x+45}-\sqrt[3]{x-16}=1\)

Đặt \(\sqrt[3]{x+45}=a; \sqrt[3]{x-16}=b\). Ta thu được HPT:

\(\left\{\begin{matrix} a-b=1\\ a^3-b^3=61\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ (a-b)^3+3ab(a-b)=61\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ 1+3ab=61\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ ab=20\end{matrix}\right.\)

Thay \(a=b+1\Rightarrow (b+1)b=20\)

\(\Leftrightarrow b^2+b-20=0\Leftrightarrow (b-4)(b+5)=0\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} b=4\rightarrow x=80\\ b=-5\rightarrow x=-109\end{matrix}\right.\)

Bình luận (2)
Thánh cao su
Xem chi tiết
Akai Haruma
23 tháng 6 2018 lúc 18:28

Lời giải:

Ta có:

\(P=\frac{a^2+1}{b^2+1}+\frac{b^2+1}{c^2+1}+\frac{c^2+1}{a^2+1}\)

\(=a^2+1-\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+b^2+1-\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+c^2+1-\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\)

\(=a^2+b^2+c^2+3-\left(\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\right)(*)\)

\(a,b,c\geq 0; a+b+c=1\Rightarrow 0\leq a,b,c\leq 1\)

\(\Rightarrow 0\leq a^2,b^2,c^2\leq 1\)

Do đó:

\(\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\geq \frac{b^2(a^2+1)}{2}+\frac{c^2(b^2+1)}{2}+\frac{a^2(c^2+1)}{2}(**)\)

Từ \((*);(**)\Rightarrow P\leq a^2+b^2+c^2+3-\frac{a^2+b^2+c^2+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}=3+\frac{a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}\)

Mà: \(a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)=(a+b+c)^2-[2(ab+bc+ac)+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2]\)

\(=1-[2(ab+bc+ac)+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2]\leq 1\) do \(a,b,c\geq 0\)

Suy ra \(P\leq 3+\frac{a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}\leq 3+\frac{1}{2}=\frac{7}{2}\)

Vậy \(P_{\max}=\frac{7}{2}\Leftrightarrow (a,b,c)=(1,0,0)\) và hoán vị.

Bình luận (0)
Thành Trương
Xem chi tiết
Thành Trương
11 tháng 6 2018 lúc 20:44
Bình luận (0)
Van Han
Xem chi tiết
Akai Haruma
8 tháng 6 2018 lúc 17:23

Câu 6b:

Phản chứng. Giả sử $a,b,c$ đồng thời là các số nguyên tố (đường nhiên khác nhau)

Theo bài ra ta có:

\(\left\{\begin{matrix} a+b+ab\vdots c\\ b+c+bc\vdots a\\ c+a+ac\vdots b\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a+b+c+ab+bc+ac\vdots c\\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots a\\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots b\end{matrix}\right.\)

Vì $a,b,c$ là các số nguyên tố khác nhau nên $(a,b,c)$ đôi một nguyên tố cùng nhau

Do đó:

\(a+b+c+ab+bc+ac\vdots abc\)

Đặt \(a+b+c+ab+bc+ac=kabc\) (\(k\in\mathbb{N}^*)\)

\(\Rightarrow k=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac}(*)\)

Giả sử \(a=\min (a,b,c)\) Nếu $a=2$ thì $b,c$ sẽ là snt lẻ. Theo đề bài thì:\( b+c+bc\vdots 2\) (hoàn toàn vô lý do \(b+c+bc\) lẻ với $b,c$ lẻ)

Do đó \(\min (a,b,c)>2(**)\)

Từ \((*);(**)\Rightarrow k\leq \frac{1}{3}+\frac{1}{5}+\frac{1}{7}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+\frac{1}{3.7}< 1\) (vl vì $k$ là số nguyên dương)

Vậy điều giả sử hoàn toàn vl

Tức là $a,b,c$ không thể đồng thời là các số nguyên tố (đpcm)

P/s: Đây là đề tỉnh nào đây bạn? Bạn làm bài tốt chứ :)

Bình luận (1)
Akai Haruma
8 tháng 6 2018 lúc 13:52

Câu 1:

1.

a) \(5(x+1)=3x+7\)

\(\Leftrightarrow 2x=2\Leftrightarrow x=1\)

b) \(x^4-x^2-12=0\)

\(\Leftrightarrow 4x^4-4x^2-48=0\)

\(\Leftrightarrow (2x^2-1)^2-7^2=0\)

\(\Leftrightarrow (2x^2-8)(2x^2+6)=0\Leftrightarrow 2x^2=8\Leftrightarrow x^2=4\)

\(\Leftrightarrow x=\pm 2\)

2. 

a) \(\left\{\begin{matrix} 3x-y=2m-1\\ x+2y=3m+2\end{matrix}\right.\). Khi $m=1$ thì hpt trở thành:

\(\left\{\begin{matrix} 3x-y=1\\ x+2y=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 6x-2y=2\\ x+2y=5\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow 7x=2+5=7\Rightarrow x=1\)

Thay vào: \(y=3x-1=3.1-1=2\)

Vậy \((x,y)=(1,2)\)

b) \(\left\{\begin{matrix} 3x-y=2m-1\\ x+2y=3m+2\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 6x-2y=4m-2\\ x+2y=3m+2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow 6x+x=4m-2+3m+2\Leftrightarrow 7x=7m\Rightarrow x=m\)

\(y=3x-(2m-1)=3m-(2m-1)=m+1\)

Do đó:

\(x^2+y^2=10\)

\(\Leftrightarrow m^2+(m+1)^2=10\)

\(\Leftrightarrow 2m^2+2m-9=0\)

\(\Leftrightarrow m=\frac{-1\pm \sqrt{19}}{2}\)

 

 

Bình luận (0)
Akai Haruma
8 tháng 6 2018 lúc 14:06

Câu 2:

a) \(A=\left(\frac{1}{x-\sqrt{x}}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}\right):\frac{\sqrt{x}+1}{(\sqrt{x}-1)^2}\)

\(A=\frac{1+\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}}:\frac{1+\sqrt{x}}{(\sqrt{x}-1)^2}\)

\(A=\frac{1+\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}.\frac{(\sqrt{x}-1)^2}{\sqrt{x}+1}=\frac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}\)

b)

\(P=A-9\sqrt{x}=\frac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}-9\sqrt{x}=1-(\frac{1}{\sqrt{x}}+9\sqrt{x})\)

Áp dụng BĐT Cô-si: \(9\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}\geq 2\sqrt{9\sqrt{x}.\frac{1}{\sqrt{x}}}=6\)

Do đó: \(P\leq 1-6=-5\Leftrightarrow P_{\max}=-5\)

Dấu bằng xảy ra khi \(9\sqrt{x}=\frac{1}{\sqrt{x}}\Leftrightarrow x=\frac{1}{9}\)

Bình luận (0)
Hà Ngân Hà
Xem chi tiết
Tùng Trần Sơn
6 tháng 6 2018 lúc 15:04

A B C D E O H I M N G

Bình luận (0)
Tùng Trần Sơn
6 tháng 6 2018 lúc 15:04

a) có \(\widehat{HOG}+\widehat{OGH}=90^o\) (do OH \(\perp\) BC)

\(\widehat{GED}+\widehat{EGD}=90^o\) (do tiếp tuyến tại D)

lại có \(\widehat{OGH}=\widehat{EGD}\) (đối đỉnh)

\(\rightarrow\widehat{GOH}=\widehat{GED}\) mà hai góc này cùng nhìn cung HD

\(\Rightarrow\) Tứ giác OHDE nội tiếp (đpcm)

b) Nối BD, CD

\(\widehat{CBD}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc nội tiếp chắn cung CD)

\(\widehat{CDE}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây)

\(\rightarrow\widehat{CBD}=\widehat{CDE}\)

mà có \(\widehat{CED}\) chung

\(\Rightarrow\Delta EBD\) ~ \(\Delta EDC\) (g.g)

\(\Rightarrow\dfrac{ED}{EC}=\dfrac{EB}{ED}\rightarrow ED^2=EC.EB\) (đpcm)

c) CI // OE \(\Rightarrow\widehat{GCI}=\widehat{GEO}\) (so le trong) (1)

có tứ giác OHDE nội tiếp (câu a)

\(\Rightarrow\widehat{OEG}=\widehat{ODH}\) (cùng chắn cung OH) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{ICG}=\widehat{IDH}\)

Mà hai góc này cùng chắn cung IH

Suy ra tứ giác IHDC nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung HD)

Dễ thấy tứ giác ABDC nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung BD)

\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BAD}\)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong suy ra HI // AB (đpcm)

Câu d) tạm thời mình chưa nghĩ được nha!
Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
6 tháng 6 2018 lúc 16:19

a) Do DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại D nên \(OD\perp DE\Rightarrow\widehat{ODE}=90^o\)

Xét tứ giác OHDE có: \(\widehat{OHE}=\widehat{ODE}=90^o\) mà H, D là hai đỉnh kề nhau nên OHDE là tứ giác nội tiếp (Dấu hiệu)

b) Xét tam giác EDC và tam giác EBD có:

Góc E chung

\(\widehat{CDE}=\widehat{DBE}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung DC)

\(\Rightarrow\Delta EDC\sim\Delta EBD\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\frac{ED}{EB}=\frac{EC}{ED}\Rightarrow ED^2=EC.EB\)

c) Do tứ giác OHDE nội tiếp nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ODH}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung OH)

Lại do IC // OE nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ICH}\) (Hai góc đồng vị)

Vậy nên \(\widehat{ICH}=\widehat{IDH}\)

Suy ra tứ giác IHDC là tứ giác nội tiếp.

Từ đó ta có: \(\widehat{HID}=\widehat{HCD}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DH)

Lại có tứ giác ABDC cũng nội tiếp nên \(\widehat{HCD}=\widehat{BAD}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DB)

Vậy nên \(\widehat{HID}=\widehat{BAD}\). Chúng lại ở vị trí đồng vị nên HI // AB.

d) Gọi J là giao điểm của CI và AB.

Do OH vuông góc BC nên theo tính chất đường kính dây cung thì H là trung điểm BC.

Xét tam giác BCJ có H là trung điểm BC, HI // BJ nên HI là đường trung bình tam giác BCJ.

Suy ra I là trung điểm CJ.

Ta có CJ // OE, MN // OE nên CJ// MN.

Áp dụng hệ quả định lý Talet ta có:

\(\frac{IJ}{MD}=\frac{AI}{AD}=\frac{IC}{DN}\)

Do IJ = IC nên MD = DN (đpcm)

(Lời giải của cô Hoàng Thị Thu Huyền)

Bình luận (2)
quangduy
Xem chi tiết
Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 19:27

Lời giải:

Đặt \((a,b,c)=(x-1,y-1,z-1)\Rightarrow x,y,z>0\)

Điều kiện: \(a^2+b^2+c^2=27\)

\(\Leftrightarrow (x-1)^2+(y-1)^2+(z-1)^2=27\)

\(\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2=24+2(x+y+z)(*)\)

Ta có:

\(P=(x-1)^3+(y-1)^3+(z-1)^3\)

\(=x^3+y^3+z^3-3(x^2+y^2+z^2)+3(x+y+z)-3\)

Áp dụng BĐT AM-GM:

\(x^3+16x\geq 8x^2;y^3+16y\geq 8y^2; z^3+16z\geq 8z^2\)

\(\Rightarrow P\geq 5(x^2+y^2+z^2)-13(x+y+z)-3\)

\(\Leftrightarrow P\geq 5[24+2(x+y+z)]-13(x+y+z)-3\)

\(\Leftrightarrow P\geq 120-3(x+y+z)-3\)

Áp dụng AM-GM cho $(*)$ thì:

\(24+3(x+y+z)\geq \frac{(x+y+z)^2}{3}\). Coi $x+y+z=t$ là biến, giải BPT suy ra \(t=x+y+z\leq 12\)

\(\Rightarrow P\geq 120-3.12-3=81\)

Vậy $P_{\min}=81$ khi $a=b=c=3$

Bình luận (0)
Nguyen Quynh Huong
Xem chi tiết
Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 19:43

Bài 1:
\(\frac{(x+1)^4}{(x^2+1)^2}+\frac{4x}{x^2+1}=6\)

\(\Leftrightarrow \frac{(x+1)^4+4x(x^2+1)}{(x^2+1)^2}=6\)

\(\Leftrightarrow \frac{x^4+8x^3+6x^2+8x+1}{(x^2+1)^2}=6\Rightarrow x^4+8x^3+6x^2+8x+1=6(x^2+1)^2\)

\(\Leftrightarrow x^4+8x^3+6x^2+8x+1=6(x^4+2x^2+1)\)

\(\Leftrightarrow 5x^4-8x^3+6x^2-8x+5=0\)

\(\Leftrightarrow 5x^3(x-1)-3x^2(x-1)+3x(x-1)-5(x-1)=0\)

\(\Leftrightarrow (x-1)(5x^3-3x^2+3x-5)=0\)

\(\Leftrightarrow (x-1)[5(x-1)(x^2+x+1)-3x(x-1)]=0\)

\(\Leftrightarrow (x-1)^2(5x^2+2x+5)=0\)

Dễ thấy \(5x^2+2x+5>0\), do đó \((x-1)^2=0\Leftrightarrow x=1\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 22:44

Bài 2: ĐK: \(x\geq 0\)

\(A=\frac{x^2-\sqrt{x}}{x+\sqrt{x}+1}-\frac{x^2+\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}+x+1\)

\(A=\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x^3}-1)}{x+\sqrt{x}+1}-\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x^3}+1)}{x-\sqrt{x}+1}+x+1\)

\(A=\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}{x+\sqrt{x}+1}-\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}+1)(x-\sqrt{x}+1)}{x-\sqrt{x}+1}+x+1\)

\(A=\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)-\sqrt{x}(\sqrt{x}+1)+x+1\)

\(A=x-2\sqrt{x}+1=(\sqrt{x}-1)^2\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
5 tháng 6 2018 lúc 22:47

Bài 3:

Ta có:

\(\Delta'_1=a^2-(2b-1)=a^2-2b+1\)

\(\Delta'_2=b^2-(2c-1)=b^2-2c+1\)

\(\Delta'_3=c^2-(2a-1)=c^2-2a+1\)

Do đó:

\(\Delta'_1+\Delta'_2+\Delta'_3=a^2-2b+1+b^2-2c+1+c^2-2a+1\)

\(=(a-1)^2+(b-1)^2+(c-1)^2\geq 0,\forall a,b,c\in\mathbb{R}\)

Suy ra ít nhất một trong ba số \(\Delta'_1; \Delta'_2; \Delta'_3\geq 0\) vì nếu tất cả đều âm thì tổng của chúng âm( mâu thuẫn)

Điều đó đồng nghĩa với việc ít nhất một trong 3 phương trình đã cho có nghiệm.

Bình luận (0)
Thành Trương
Xem chi tiết
Phùng Khánh Linh
5 tháng 6 2018 lúc 18:24

Câu 1a thì được nè :v

( 3x + 1)( 4x + 1)( 6x + 1)( 12x + 1) = 2

⇔ 4( 3x + 1)3( 4x + 1)2( 6x + 1)( 12x + 1) = 2.4.3.2

⇔ ( 12x + 4)( 12x + 3)( 12x + 2)( 12x + 1) =48 ( 1)

Đặt : 12x + 1 = a , ta có :

( 1) ⇔ a( a+ 1)( a + 2)( a + 3) = 48

⇔ ( a2 + 3a)( a2 + 3a +2) = 48

Đặt : a3 + 3a = t , ta có :

t( t +2) =48

⇔ t2 + 2t - 48 = 0

⇔ t2 - 6t + 8t - 48 = 0

⇔ t( t - 6) + 8( t - 6) = 0

⇔ ( t - 6)( t + 8) = 0

⇔ t = 6 hoặc t = -8

Tự thế vào mà tìm a sau đó suy ra x nha

Bình luận (0)
Akai Haruma
6 tháng 6 2018 lúc 0:50

Bài 1:

b)

HPT \(\left\{\begin{matrix} x^2+\frac{1}{y^2}+\frac{4x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left(x+\frac{1}{y}\right)^2+\frac{2x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

Lấy PT(1) trừ 2PT(2) thu được:

\(\left(x+\frac{1}{y}\right)^2-4\left(x+\frac{1}{y}\right)=-4\)

\(\Leftrightarrow \left(x+\frac{1}{y}-2\right)^2=0\Rightarrow x+\frac{1}{y}=2\)

Thay vào thu được \(\frac{x}{y}=-1\)

Theo định lý Viete đảo thì \((x,\frac{1}{y})\) là nghiệm của PT:

\(X^2-2X-1=0\)

\(\Rightarrow (x,\frac{1}{y})=(1+\sqrt{2}; 1-\sqrt{2})\) hoặc \((1-\sqrt{2}; 1+\sqrt{2})\)

Tức là: \((x,y)=(1+\sqrt{2}, -1-\sqrt{2}); (1-\sqrt{2}; -1+\sqrt{2})\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
6 tháng 6 2018 lúc 0:53

Bài 1c:

ĐK: \(x\leq 2\)

Ta có: \((x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)\)

\(\Leftrightarrow (x^2-9)(\sqrt{2-x}-x)=0\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} x^2=9(1)\\ \sqrt{2-x}=x(2)\end{matrix}\right.\)

Với (1) thì suy ra \(x=\pm 3\), kết hợp đkxđ suy ra \(x=-3\)

Với (2) suy ra \(x\geq 0\). Bình phương hai vế:

\(2-x=x^2\Leftrightarrow x^2+x-2=0\Leftrightarrow x=1; x=-2\)

Kết hợp với \(x\geq 0\Rightarrow x=1\)

Vậy .............

Bình luận (0)