Violympic toán 9

Hà Ngân Hà

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Vẽ đường kính AD, tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại D cắt BC tại E. Vẽ OH vuông góc với BC.

a/ Chứng minh tứ giác OHDE nội tiếp

b/ Chứng minh \(ED^2=EC.EB\)

c/ Từ C vẽ đường thẳng song song với EO cắt AD tại I. Chứng minh HI song song với AB

d/ Qua D vẽ đường thẳng song song với EO cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Chứng minh DM=DN

Tùng Trần Sơn
6 tháng 6 2018 lúc 15:04

A B C D E O H I M N G

Bình luận (0)
Tùng Trần Sơn
6 tháng 6 2018 lúc 15:04

a) có \(\widehat{HOG}+\widehat{OGH}=90^o\) (do OH \(\perp\) BC)

\(\widehat{GED}+\widehat{EGD}=90^o\) (do tiếp tuyến tại D)

lại có \(\widehat{OGH}=\widehat{EGD}\) (đối đỉnh)

\(\rightarrow\widehat{GOH}=\widehat{GED}\) mà hai góc này cùng nhìn cung HD

\(\Rightarrow\) Tứ giác OHDE nội tiếp (đpcm)

b) Nối BD, CD

\(\widehat{CBD}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc nội tiếp chắn cung CD)

\(\widehat{CDE}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây)

\(\rightarrow\widehat{CBD}=\widehat{CDE}\)

mà có \(\widehat{CED}\) chung

\(\Rightarrow\Delta EBD\) ~ \(\Delta EDC\) (g.g)

\(\Rightarrow\dfrac{ED}{EC}=\dfrac{EB}{ED}\rightarrow ED^2=EC.EB\) (đpcm)

c) CI // OE \(\Rightarrow\widehat{GCI}=\widehat{GEO}\) (so le trong) (1)

có tứ giác OHDE nội tiếp (câu a)

\(\Rightarrow\widehat{OEG}=\widehat{ODH}\) (cùng chắn cung OH) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{ICG}=\widehat{IDH}\)

Mà hai góc này cùng chắn cung IH

Suy ra tứ giác IHDC nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung HD)

Dễ thấy tứ giác ABDC nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung BD)

\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BAD}\)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong suy ra HI // AB (đpcm)

Câu d) tạm thời mình chưa nghĩ được nha!
Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
6 tháng 6 2018 lúc 16:19

a) Do DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại D nên \(OD\perp DE\Rightarrow\widehat{ODE}=90^o\)

Xét tứ giác OHDE có: \(\widehat{OHE}=\widehat{ODE}=90^o\) mà H, D là hai đỉnh kề nhau nên OHDE là tứ giác nội tiếp (Dấu hiệu)

b) Xét tam giác EDC và tam giác EBD có:

Góc E chung

\(\widehat{CDE}=\widehat{DBE}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung DC)

\(\Rightarrow\Delta EDC\sim\Delta EBD\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\frac{ED}{EB}=\frac{EC}{ED}\Rightarrow ED^2=EC.EB\)

c) Do tứ giác OHDE nội tiếp nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ODH}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung OH)

Lại do IC // OE nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ICH}\) (Hai góc đồng vị)

Vậy nên \(\widehat{ICH}=\widehat{IDH}\)

Suy ra tứ giác IHDC là tứ giác nội tiếp.

Từ đó ta có: \(\widehat{HID}=\widehat{HCD}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DH)

Lại có tứ giác ABDC cũng nội tiếp nên \(\widehat{HCD}=\widehat{BAD}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DB)

Vậy nên \(\widehat{HID}=\widehat{BAD}\). Chúng lại ở vị trí đồng vị nên HI // AB.

d) Gọi J là giao điểm của CI và AB.

Do OH vuông góc BC nên theo tính chất đường kính dây cung thì H là trung điểm BC.

Xét tam giác BCJ có H là trung điểm BC, HI // BJ nên HI là đường trung bình tam giác BCJ.

Suy ra I là trung điểm CJ.

Ta có CJ // OE, MN // OE nên CJ// MN.

Áp dụng hệ quả định lý Talet ta có:

\(\frac{IJ}{MD}=\frac{AI}{AD}=\frac{IC}{DN}\)

Do IJ = IC nên MD = DN (đpcm)

(Lời giải của cô Hoàng Thị Thu Huyền)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
An Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Hiển Bùi
Xem chi tiết
Đỗ Đàm Phi Long
Xem chi tiết
tràn thị trúc oanh
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết