Văn mẫu lớp 9

Nguyễn Thị Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
19 tháng 1 2018 lúc 19:47

Danh và thực là vấn đề muôn thuở trong xã hội, được bàn luận và đề cập trong rất nhiều cuộc hop, hội thảo. Trên thực tế đề tài này chưa bao giờ hết nóng bởi rằng nạn “hữu danh vô thực”, vì danh mà lu mờ nhân cách chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Danh và thực hiện lên với những đường nét vô hình mà hữu hình khiến con người ta không thể nắm bắt được.

Từ xưa đến nay, danh luôn đi liền với thực, không hề tách rời nhau, chúng cứ bám riết lấy nhau mà tồn tại. Trong thời kỳ phong kiến thì vấn đề danh và thực dường như hiển hiện một cách lố lăng, lộ liễu và đầy bất công. Đặc biệt là những ông quan phong kiến dung tiền để mua chức quyền địa vị, dùng tiền để “mua” nhân phẩm của một con người. Nguyễn Khuyến từng có một bài thơ nổi tiếng về vấn đề danh và thực rất sâu sắc và ý nghĩa “Tiến sĩ giấy”. Ông đã mượn hình ảnh những đồ chơi của trẻ em để nói về những ông có chức có quyền nhưng thực ra ông đang châm biếm mỉa mai đầu óc của những ông đó không có gì, rỗng tuếch như đầu một đứa trẻ.


Danh chính là quyền , địa vị, danh lợi mà một con người có được khiến người khác ngưỡng mộ, khâm phục. Những chức danh và vị thế xã hội mà họ mang trong xã hội giúp họ có một chỗ đứng và sự ưu ái riêng.

Thực chính là sự cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ đẻ đạt được cái danh vẫn hằng mong muốn. Thực còn hiểu là thực lực vốn có hoặc là do sự nỗ lực hết mình của bản thân để dành lấy thành quả mà bản thân muốn đạt được.

Cái thực lực đó nếu là quá trình không ngừng nghỉ của bản thân, không nhờ cậy ai, không tranh giành, luồn cúi để đạt được thành quả thì cái danh ấy là cái danh đáng trân trọng, khen ngợi. Tuy nhiên mặt trái của danh và thực khiến con người ta mù quáng, quên hết và bất chấp hết. Chính vì mặt tiêu cực ấy đã khiến cho bản thân mỗi con người cũng như xã hội không bao giờ biết tự mình đứng lên, chỉ chìm đắm trong cái “ảo” vô biên, vô tận.

Hiện tường “hữu danh vô thực” trong xã hội đang trở thành vấn nạn cần được giải quyết triệt để thì mới có thể giúp cho cuộc sống này được thanh bạch và sáng trong hơn. Sức hút của danh lợi, của đồng tiền đầy ma lực khiến cho bản thân con người lao vào ngõ cụt, đường cùng của cái xấu. Đồng tiền quan trọng nhưng nếu coi nó quá cần có thể làm mù quáng nhân cách một con người.



Khi xã hội ngày càng phát triển, cái danh lợi phù phiếm trước mắt có thể “mua chuộc” một con người, và nguy hại hơn nữa là cả một đời người. Hệ quả của những kẻ chỉ biết chạy theo cái danh hão và không biết đâu là đúng đâu là sai thì thực sự lầm đường lạc lối là chuyện không thể tránh khỏi.

Con người ta khi có cung thì ắt có cầu và ngược lại; vũng bùn lầy của chữ danh quá lớn, quá sâu khiến con người ta đưa chân vào rồi thì khó mà có thể rút lại được. Bởi rằng không dựa trên chính thực lực của mình để có được chữ danh nhạt nhẽo vô vị đó thì làm sao họ có đủ thực lực và kiên nhẫn để có thể bước ra từ bóng tối đó.

Trong các trường học thì danh và thực diễn biến rất phức tạp, đó chính là hiện tượng “bệnh thành tích” tràn lan trong mọi ngóc ngách của trường học. Học sinh, phụ huynh và cả giáo viên vì một chữ “thành tích” to đùng ấy mà bất chấp hết. Phụ huynh “làm hư” giáo viên, chính giáo viên lại “làm hư” học sinh như một vòng tuần hoàn khép kín. Cuối cùng những học sinh yếu kém bị bệnh thành tích làm cho lu mờ, chỉ cần nghĩ bố mẹ mình có tiền là có thể có bằng này, cấp nọ, lớp này lớp kia. Cuối cùng hại cả một đời học sinh khi xã hội này cần những người có kiên thức, có học vấn sâu rộng chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng để cho “vui”, cho “có” như vậy. Thực trạng này rất đáng buồn.

Trong các lĩnh vực khác có rất nhiều ông này, bà nọ, mang chức danh tiến sĩ, giáo sư, thạc sĩ nhưng đó chỉ là cái danh mà họ dùng tiền để mua, dùng tiền để đổi lấy một chức danh rồi “ra oai” . Kỳ thực rất đáng buồn và đáng thất vọng cho những điều tiêu cực như thế này.

Những người đủ bản lĩnh để vượt qua chữ danh hư vô, nhạt nhẽo đó mà phấn đấu bằng chính thực lực và sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân mình thì thực sự rất đáng quý và đáng trân trọng. Xã hội cần những con người và nhân cách như vậy. Những người không chịu sống luồn cúi, không chịu khuất phục và không chịu để cho đồng tiền làm mờ mắt. Nhân cách ấy, lối sống ấy có thể giúp hoàn thiện một con người.

Sự thành công, cái danh không dễ dàng để có được. Mỗi con người nên trân trọng những gì mà bản thân mình đã cố gắng để có được. Như thế là họ đang trân trọng chính nhân cách của bản thân cũng như trân trọng cái mà xã hội có thể mang lại cho chính bạn.

Danh và thực, những điều khiến chúng ta cần phải suy nghĩ rất nhiều để có thể trở thành những con người chân chính, không bị cái danh ảo mua chuộc, không bị đồng tiền làm lu mờ mắt. Hãy dùng chính thực lực của bản thân mình để đạt được cái mà mình mong muốn.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
19 tháng 1 2018 lúc 19:48

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ "Tiến sĩ giấy”, dẫn dắt đến vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người.

2. Thân bài

a. Khái quát nội dung, ý nghĩa của bài thơ

– Bài thơ có ba lớp nghĩa: miêu tả một thứ đồ chơi cho trẻ con, đả kích những ông tiến sĩ hữu danh vô thực và tự chế giễu chính mình. Dù hiểu theo lớp nghĩa nào thì cũng rất tương xứng với từng câu từng chữ trong bài.

b. Danh và thực

– Giải thích: Danh là những thành quả mà con người gặt hái được như tiếng tăm, tiền bạc, địa vị… Thực là thực lực tự có, tự rèn luyện được của mỗi người. Thực rất đắng cay, gian khổ nhưng danh quả thật vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn. Danh chỉ phát huy đúng ý nghĩa và lợi ích của mình khi nó thật sự là hệ quả của thực mà thôi.

-Mặt trái của danh: con người mờ mắt trước danh vọng, địa vị và sẵn sàng đi đường tắt để đạt được điều đó. Hệ quả: xuất hiện những kẻ hữu danh vô thực, những vụ tham nhũng, bê bối làm tổn thất cho Nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng.

– Sự đảo lộn danh và thực ấy đã xoá nhoà tính công bằng trong quy luật cuộc sống. Nó đưa những người có tiền và biết đi đường tắt lên tột cùng của danh vọng, đồng thời đã làm lu mờ ý chí phấn đấu, cầu tiến của những ai có thực lực.

– Sự tráo trở giữa danh và thực ấy còn len lỏi vào học đường với căn bệnh thành tích đáng sợ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nắm bắt được tình hình đó, chúng ta đang thực hiện một cuộc cải cách triệt để không chỉ trong ngành giáo dục mà ở mọi lĩnh vực và toàn xã hội.

3. Kết bài

– Bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến không chỉ phản ánh bộ mặt xã hội thời bấy giờ mà còn khiến người đọc phải dừng lại suy ngẫm về danh và thực trong cuộc đời và về con đường của chính bản thân mình.

– Hãy tin vào thực lực của mình; bởi nếu có thực lực thì danh tiếng có hay không chỉ còn là chuyện thời gian.

Bình luận (0)
Hương Lê
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 19:47
Hai nhân vật anh thanh niên (LLSP), anh chiến sĩ (BTVTĐXKK). Người trẻ tuổi ở hai mặt khác nhau: xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước. Nhiệt tình, dũng cảm thực hiện nghĩa vụ của tuổi trẻ không vụ lợi. Với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước họ lạc quan, yêu đời.

Suy nghĩ của bản thân:

Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ. Hai nhân vật văn học đã cho thấy sự cống hiến to lớn đối với đất nước họ lạc quan, yêu đời. Trong thế kỷ XI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhưng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại...). Dù hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn phân biệt: cống hiến và hưởng thụ mà cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích quan trọng của tuổi trẻ. Nét đẹp của hai nhân vật là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay.
Bình luận (0)
Vương Lãnh Tử Thiên
16 tháng 1 2019 lúc 22:51

anh thanh niên:là người chăm chỉ ,cần cù ,hoạt bát ,cởi mở ,hồn nhiên, thân thiên (DC: +anh kiếm thù vui từ việc trồng hoa ,đọc sách, nuôi gà,...

+ mình với công vc là đôi sao là một mình đc cất đi thì cháu buồn chết mất..

+đo mưa ,đo gió ,...từ một h sáng ....) anh có kế hoạch sống gọn gàng ngăn nắp..

anh chiến sĩ lái xe :là người có ý chí ,mạnh mẽ ,công việc của anh vất vả gian nao nhưng anh vẫn giữ trạng thái''ung dung'' chịu nhưng hoàn cảnh do thiên nhiên mang lại nhưng họ vẫn mang trong mình một trái tim yêu nước hi sinh bản thân ko phải trên trận chiếc mà nhưng con đường ngậng nghềnh hiểm trở của trường sơn để đưa lương vũ khí trang bị nhân dân quân đội trong kháng chiến.

~ mình chỉ khái quát qua thôi thì ko cần sách giáo khoa thôi lên ko có chi tiết lắm~

đối với giới trẻ ngày nay thì được hưởng tự do hạnh phúc sau nhưng thế hệ cha anh phải hi sinh mang lại hòa bình cho đất nước ,đối với giới trẻ đó chính là vc học đc đặt lên hàng đầu để xây dựng pt đất nc ( bạn hãy lấy dẫn chứng từ xã hội nhé...)nhưng còn một số người sa đà vào các mặt xấu của xã hội khiến đất nc dần đi mòn dẫn ảnh hưởng đến văn hóa cách sống con người VN lên loại bỏ....DC.

-KB : nêu suy nghĩ của bạn về trách nhiệm của giới trẻ ngày nay đối vs đất nước phải thế nào liên hệ bản thân trích ra câu thơ câu ca dao

VD:''Nếu là con chim chiếc là

Thì chiếc là phải xanh,chim phải hót

Lẽ nào vay mà không phải trả

Cho đi đâu chỉ nhận riêng mình''

~ theo cách làm của mình là vậy nếu bạn thấy sai cho mình ý kiến~

Bình luận (1)
Su Lu
Xem chi tiết
Linh Phương
27 tháng 9 2017 lúc 20:19

Gợi ý thân bài:

1. Hiếu thảo là gi?
Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ

- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.

- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.

- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tôt tiên

3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta

- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người

- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng

- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn

- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo

- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình

4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?

- Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già

- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cải lại

- Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo

5. Phê phán những người không hiếu thảo
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 9 2017 lúc 21:17

Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn
+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương sự kính trọng lòng biết ơn và cuộc sống này còn gì đẹp đẽ hơn thế
+ Con cai dù trưởng thành vẫn mãi mãi còn bé bỏng trong vòng tay , tinh yêu thương của cha mẹ . Hiếu thao với cha mẹ thì con cai cũng trưởng thành hơn , nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn không hời hợt , sống không chỉ biết nhận mà đã biết cho , biết hi sinh . Từ đó mà bao đức tính tốt đẹp nảy sinh từ việc làm , những tấm lòng chí hiếu dù rất nhỏ bé . Quan tâm cuộc sống mọi người xung quanh minh bao nhận thức tốt đẹp được nảy sinh

+ Hiếu thảo , việc làm bày tỏ lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh , ngưỡng mộ , ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp van hoa dân tộc sáng ngời . những câu chuyện chũ hiếu người xưa : Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca . Nay chũ hiếu và những câu chuyện về lòng hiếu thảo của em bé nhr tuối học giỏi chăm sóc người mẹ bệnh tật , hay sự cố gắng nỗ lực báo hiếu cha mẹ bằng những kết quả học thì cũng mãi vinh danh

+ Người ta nói : lớp sóng trước đổ đâu , lớp sóng sau đổ đó . Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống

+ Những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn thậm chí còn giết ***** mẹ vì matuy thuốc phiện ....Quên ông bà tổ tiên ....của những kẻ chua khỏi vành đã con đuôi mãi mãi bị người đời nguyền rủa . Và tất nhiên những kẻ đó có " bao giờ trưởng thành được "................

Bình luận (0)
bê trần
11 tháng 1 2018 lúc 11:59

tham khảo bài mk nha!

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (0)
Bertram Albert
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 21:27

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...

Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hưởng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hoá đọc. Chẳng cứ ở nước ta mà trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ v..v..., văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn.

Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại ví trí đúng của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được.

Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.

Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

Bình luận (1)
Đạt Trần
10 tháng 1 2018 lúc 21:50

MB: Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc(khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần). Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.

TB: + Thực trạng hiện nay:
- Khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy.
- Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
+ Giải quyết vấn đề:
- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất.
- Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả.
- Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.

KL: + Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 21:27
Văn hóa đọc sách của học sinh hiện nay có thực sự đáng lo ngại ? Hãy cùng đọc bài văn mẫu này và đưa ra ý kiến riêng của bản thân.

Văn hóa đọc sách đang là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Vì vậy, đây là một chủ đề được khai thác nhiều với những dạng câu hỏi khác nhau trong đề thi vào 10 các tỉnh những năm gần đây. Các em cùng tham khảo và đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân nhé.

MB: Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc(khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần). Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.


TB: + Thực trạng hiện nay:


- Khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy.
- Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
+ Giải quyết vấn đề:
- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất.
- Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả.
- Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.


KL:


+ Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.

Bình luận (0)
Bùi Thị Thủy
Xem chi tiết
Oppa
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:23

A, Mở bài:

Nêu định nghĩa về lòng khoan dung hoặc có thể là 1 trích dẫn về nhân vật nào đó trong 1 tác phẩm văn học nhưng nói chung nói lên dc tính khái quát và giới thiệu dc về lòng khoan dung

B, Thân bài:

Giải thích:

Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Bao dung không ngoài sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.

Những biểu hiện của lòng khoan dung:

– Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.

– Và cao hơn nữa, khoan dung chính là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.

– Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…

Vì sao cần phải có lòng khoan dung:

– Khoan dung chính là một trong những phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn năm nào- “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn thật đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.

– Vì đã là con người thì chân lý “nhân vô thập toàn” là đúng đắn, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên những người mắc sai lầm họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống.

Dẫn chứng: Sự tha thứ của những người làm cha, làm mẹ trước những sai trái của con cái. Tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ.

– Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội cũng vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.

Mở rộng:

– Những người có tấm lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác rất thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Vì họ luôn nhìn biểu hiện sai trái, những hành vi xấu xa của mọi người bằng cái nhìn của sự đồng cảm và sẻ chia.

– Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.

– Phê phán:

+ Những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.

+ Những kẻ chuyên chỉ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm sẽ bị xã hội lên án.

Phương hướng

– Mọi người hãy thực hành ngay lẽ sống khoan dung trong đời sống, bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.

C, Kết bài:

Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất đẹp của con người, chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Nhờ có lòng khoan dung mà con người trở nên gần gũi hơn.

Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện bản thân, phấn đấu để bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Có thể nói lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Lan Chi
Xem chi tiết
pham ngoc han
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 12 2016 lúc 11:31

Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những việc làm mà mình gây ra khiến vợ tôi – Vũ Nương chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm vò xé nỗi lòng. Tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện ấy.

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp người đẹp nét, con nhà nghèo khó, tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Tuy là con nhà giàu nhưng lại kém học học hành nên tôi phải đi lính ở danh sách đầu tiên.Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
-Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
- Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.

Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...".

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
19 tháng 11 2017 lúc 18:05

Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những việc làm mà mình gây ra khiến vợ tôi – Vũ Nương chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm vò xé nỗi lòng. Tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện ấy.
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp người đẹp nét, con nhà nghèo khó, tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Tuy là con nhà giàu nhưng lại kém học học hành nên tôi phải đi lính ở danh sách đầu tiên.Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
-Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
- Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.
Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.
Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.
Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...".
Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.
Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…
Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

Bình luận (0)
Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:27

Bạn tham khảo

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Vừa tới tuổi đôi mươi thì được cha mẹ cưới vợ cho. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, dung mạo đoan trang, tính nết hiền lành, chăm chỉ.

Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:

– Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:

– Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:

– Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ. Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi khóc lóc xót thương và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp. Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con: – Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi! Bất chợt, con tôi bi bô nói: – Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả. Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng: – Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp! Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc: – Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?!
Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: – Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: – Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: – Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi! Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông. Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: – Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại. Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi. Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông. Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi. Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào: – Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa! Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu.
Bình luận (0)
bich lien
Xem chi tiết
Thuy Khuat
1 tháng 1 2018 lúc 20:51

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng mắc một lỗi lầm nào đó mà mỗi khi nhớ lại sẽ hối tiếc và ân hận vô cùng. Em của năm lớp Bảy cũng đã trải qua một sự việc đáng buồn như thế.

Vào năm học lớp Bảy, em tiếp tục nhận được sự tin tưởng của thầy cô mà tiếp tục làm lớp trưởng. Em vốn là học sinh chăm ngoan, lại hay giúp đỡ bạn bè trong lớp nên được thầy cô, bạn bè yêu quý. Sau mỗi buổi học, em thường giúp thầy cô soạn các giấy tờ lặt vặt, hay đôi khi giảng lại bài cho một bạn chưa kịp hiểu câu hỏi khó. Cứ như vậy, học kì Một của em trôi qua một cách bình yên.

Sang đến học kì Hai, chương trình học dường như trở nên khó hơn, lượng bài tập về nhà cũng nhiều hơn trước. Vừa phải hoàn thành bài tập cá nhân, vừa phải giúp đỡ thầy cô bè bạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ của một lớp trưởng, em trở nên mệt mỏi và dần khó chịu với mọi việc xung quanh. Cuối cùng, vì quá áp lực, em trở nên gắt gỏng khi các bạn nhờ giảng bài giúp, hay tỏ vẻ không vui khi thầy cô có việc cần nhờ. Đỉnh điểm vụ việc khi em không học thuộc bài cũ của tiết Ngữ văn – cũng chính là tiết học mà cô giáo chủ nhiệm của em giảng dạy.

Em nhớ rất rõ, hôm đó cô đã giao cho cả lớp học thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Em vốn rất thích môn Ngữ văn, lại rất thích cô chủ nhiệm nên mỗi khi học môn này, em lại vô cùng hào hứng phát biểu xây dựng bài. Thế mà hôm đó, vì quá mệt mỏi, lại phiền muộn những việc trên lớp, em đã không học bài mà cô dặn. Ngày hôm sau, cô đã gọi em lên bảng trả bài cũ. Em ấp úng đọc không hết bài thơ, vừa xấu hổ vì không thuộc bài, lại bị các bạn nhòm ngó, em chỉ biết cúi gằm mặt xuống đất. Thấy thế, cô ân cần hỏi: “Hôm nay lớp trưởng của cô sao thế?”. Cô dịu dàng nhìn vào em đang run rẩy, thế mà em lại trả lời một câu – mà em nghĩ nó đã khiến cô vô cùng buồn lòng: “Em rất mệt mỏi khi phải đến lớp. Em không muốn làm lớp trưởng nữa!”.

Về sau, khi em đã lấy lại bình tĩnh, em đã tới gặp giải thích và xin lỗi cô vì những gì em đã nói. Tuy cô đã xoa đầu và cười dịu dàng với em nhưng em vẫn cảm thấy hối hận vô cùng. Kể từ hôm đó, dù có mệt mỏi tới mấy, em cũng cố gắng học hành chăm chỉ và luôn giành thời gian giúp đỡ thầy cô, bạn bè. Nhờ đó, cuối năm lớp Bảy, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc trước sự vui mừng của cô và các bạn.

Mới đó mà đã một năm trôi qua. Em giờ đây đã trưởng thành hơn một chút, đã biết nhận thức được đâu là những việc em nên làm. Kỉ niệm buồn kia luôn là bài học nhắc nhở em không được tái phạm một lỗi nào khiến cho thầy cô, bạn bè buồn lòng nữa, có như vậy em mới trở thành một học sinh gương mẫu có thể giúp đỡ mọi người trong tương lai.

Bình luận (0)