Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 108
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 4
Điểm SP 11

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (5)

Mai Oanh
Giang
Diệp Vọng

Câu trả lời:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo cũ, những người bạn thân những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một lần tôi lỡ đọc trộm nhật kí của một người bạn- trớ trêu thay, đó lại chính là người bạn thân nhất của tôi.
Chín năm học chung với nhau, chơi cùng nhau cũng là thời gian để tôi và Nam hiểu nhau. Tình bạn của chúng tôi rất khăng khít, gắn bó, đi đâu cũng phải có nhau. Các bạn trong lớp tôi cứ trêu, ở đâu có tối thì ở đó có Nam, chúng tôi cảm thấy đúng và vui về điều đó. Những tâm sự dù vui hay buồn thì chúng tôi đều chia sẻ cho nhau, tôi cứ nghĩ tình bạn của chúng tôi sẽ không bao giờ rạn nứt, sứt mẻ mà ngày càng bền chặt. Thế nhưng chuyện buồn cũng xảy ra và người làm lỗi là do tôi, chính ôi đã gây ra chuyện đó. Đó là quãng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi từ trước đến nay. Chuyện là như thế này:
Hôm đó, bố mẹ Nam đi công tác, đến khuya muộn mới về. Vì sợ ở nhà lạnh lẽ, cô đơn nên Nam đã rủ tôi sang nhà cậu ấy chơi cho đỡ buồn. Sau khi tan học về, được sự đồng ý cả mẹ, tôi một mạch chạy sang nhà Nam. Đến cổng tôi nhanh nhẹn gọi to:
-Ai thế này.Ai gọi tôi ngoài cổng đấy- Tiếng của Nam trong nhà vọng ra
-Còn ai nữa. Tớ Đức Anh đây chứ ai vào đây
Nghe thấy tôi nói Nam chạy thẳng từ nhà thật nhanh ra mở cổng cho tôi,khi bước vào đến nhà tôi nói:
-Này nhà cậu có gì ăn không mang ra đây, nghe cậu bảo mình sang đây luôn đã kịp ăn xuống gì đâu. Đói quá!
-Biết rồi. Tớ chuẩn bị hết cả rồi, khách đến nhà mà chủ không có gì tiếp đãi thì thật là thất lễ quá. Thôi cậu cứ lên phòng tớ trước đi rồi tí mình đem lên.
-Ừ, đi lấy nhanh nhé, mình đợi cậu đấy- Tôi vừa gật đầu vừa nói.
Nói xong, tôi chạy tót lên phòng của Nam. Vừa mở cửa ra, tôi lăn xuống giường nằm xuống. Tự nhiên tay tôi sờ được cái gì dưới gối. Tôi nhấc lên, thì ra là một cuốn sổ màu xanh dương có in hình một chú cá heo rất dễ thương, chẳng kiên dè gì cả, tôi mở ra đọc luôn. Đập vào mắt tôi là dòng chữ: “Ngày 28 tháng 3 năm 2016, hôm nay mình không đồng tình với Tâm, cậu ấy đối xử với bạn bè như vậy là không được. Mình phải nói điều đó để tâm sửa đổi thôi”. Ôi trời ơi! Thế mà tôi cứ tưởng làm như thế thì Nam sẽ vui lên chứ, nhưng tôi không giám đọc tiếp vì nhận ra rằng đây là cuốn nhật kí của Nam. Dù là bạn thân đến mấy cũng không thể nào mà đọc trộm nhật kí của bạn mình được.Nhưng vì tính tò mò của tôi nổi lên, không thể ngăn được. Tôi lật sang trang tiếp theo và rấ bàng hoàng: “ Ngày 12 tháng 5 năm 2017, hôm nay mình nhớ Hiền quá, không biết Hiền có nhớ mình không nữa”. “Ngày 6 tháng 6 năm 2017, sắp tới sinh nhật của Hiền rồi, mình cũng đã chuẩn bị quà cho bạn ấy từ trước, mình nhớ Hiền quá”…. Tôi vừa đọc vừa cười thầm trong bụng: “Không ngờ cái thằng này lại có người yêu, thế mà nó lại giấu không cho mình biết”.
-Cậu thật quá đáng- Tôi trợt giật mình vì nhận ra đó là tiếng của Nam.
Tôi không biết là Nam đã đứng sau tôi từ lúc nào. Tôi vô cùng sợ hãi, hai tay của tôi run lên, quyển nhật kí của Nam trên tay tôi rơi cái “bịch” nhưng tiếng “choảng” của đĩa bánh kẹo trên tay Nam rơi xuống nghe còn đáng sợ hơn. Mọi thứ diễn ra thật nhanh chóng mà tôi không thể tượng tượng nổi. Đôi mắt của Nam nhìn tôi vẻ vẻ lạnh lùng, đầy thù hận. Tôi lắp bắp không nói được gì:
-Nam cho mình…mình…mình….
-Thôi đi cậu không cần nói nữa, tôi biết hết rồi- vừa nói, Nam vừa nhặt cuốn nhật kí. Cậu dám đọc nhật kí của tôi hả ? Sao cậu ác thế !
Không hiểu sao lúc đó người tôi tê cứng lại, không giải thích được gì với Nam, tôi thẳng về nhà. Về tới nhà tôi khóc, khóc rất to, ầm cả lên. Trái tim tối như đang vỡ nát ra vì đau khổ, tôi tự hỏi mình “Đức Anh ơi đấy là bạn thân nhất của mày đấy. Sao mày có thể làm chuyện ấy với bạn. Nếu không đọc trộm nhật kí, không vì cái tính tò mò xấu xa đấy thì cơ sự có như thế này không”. Tôi dằn vặt mình trong cơn đau khổ, ngày hôm ấy tôi học bài mà không thể nào vào được, cứ viết lại gạch, viết lại gạch. Cứ nghĩ đến việc hồi sang mà nước mắt cứ ứa ra. Rồi tối hôm ấy cũng đã qua và tôi sẽ phải đối mặt với cậu ấy ở lớp. Đến lớp nhìn thấy tôi Nam cứ lảng chánh, cả ngày không nói chuyện với nhau. Bạn bè tôi lấy làm lạ “hôm nay hai cậu ấy làm sao không biết, ngày thường thì đi đâu chẳng có nhau cơ mà”. Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi một tuần cũng đã trôi qua. Tôi cảm thấy thật buồn tẻ, cứ mỗi lần định ra xin lỗi Nam mà đến nửa đường chân tôi lại chùn lại, không thể ra được. Sáng sớm hôm sau, tôi nghĩ chắc trong lòng hôm nay mình nhất định phải xin lỗi với cậu ấy, tôi đứng trờ Nam ở cổng trường từ rất sớm, thấy cậu ấy đến tôi lững thững ra:
-Mình xin lỗi, mình không cố ý, mình không cố ý…
-Cậu không cần phải nói nữa. Mình cũng rất đau lòng. Từ lâu, mình cũng không dám dận cậu rồi, nhưng mình không giám nói ra.
Lúc đó, tự nhiên hai chúng tôi ôm nhau bật khóc. Tình bạn của chúng tôi lại trở về. Sau chuyện này, chúng tôi tôi chắc chắn sẽ là người bạn tốt của nhau.
Ôi !Kể đến đây lòng tôi như nhẹ bẫng đi. Một kỉ niệm của tôi đã giữ kín từ tlaau lắm rồi bây giờ được kể ra. Qua làn đó tôi cũng nhận ra rằng là: “Nếu muốn giữ được ngọn lửa tình bạn được khăng khít bền chặt thì đừng chớ nên làm gì để người đấy phải buồn cả”.

Câu trả lời:

Các bạn! Hòa bình đất nước được lặp lại, tôi là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng tôi vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí của tôi.

ngủ

Tôi là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ tôi là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn ” đất cày lên sỏi đá”, tôi luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, tôi lại xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, tôi nghĩ trong thời gian tới nhất định tôi sẽ lập được nhiều công lớn giúp ích cho nhân dân? tôi bây giờ đã trở thành một người lính ư? tôi có thể cầm súng chiến đấu ư? thật hạnh phúc biết bao.

Vào quân đội tôi được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc tôi mới thấy sự cực nhọc, vất vả của những người kính cụ hồ, đến nơi, nhũng người lính đi trước chúng tôi hai ngàu đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với tôi từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn, như một phản xạ, tôi nhanh chóng đến bắt chuyện với anh.

– Chào cậu!

– Ừ! chào bạn!

Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn tôi với anh cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về tôi không sao ngủ được lại càng nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ. Tôi sát lại gần anh, thở một hơi thật mạnh, nói thủ thỉ:

– Chiến tranh ác liệt nhỉ?

Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì tôi quá tự tin. Không sao, tôi là người như vậy mà, tôi cười một mình. Mở tròn mắt nhìn anh với vẻ mặt y như một đứa trẻ đòi quà, tôi mong nhận được câu trả lời. Có vẻ lần này anh ấy đỡ ngại hơn.

– Cậu ở đâu lên vậy? chắc ngoài Bắc hả?

– Vâng, tớ ở xuôi lên, tớ muốn nước mình độc lập lắm! còn cậu, cậu ở đâu?

Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn.

Mình ở Nam Định, vùng ” nước năm đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn.

Vậy là từ hai người xa lại chũng tôi đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, tôi và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha.

Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng tôi tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp lại người anh em ấy, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà chúng tôi vẫn luôn nở nụ cười trên môi, kết thúc tuổi thanh xuân trong chiến tranh, chúng tôi ngày càng già đi, tóc bạc phơ mái đầu, nhưng sự hi sinh của chúng tôi thật là đáng. Tôi giở cuốn ảnh lưu giữ tình bạn ra xem, cùng hàn huyên đủ chuyện trên đời, tình đồng chí

Được gặp lại nhau trong hòa bình, tình bạn xưa dâng trào trong trái tim mỗi chúng tôi, chiến tranh đi qua nhưng mọi thứ ngày ấy vẫn còn diễn ra trước mắt chúng tôi. Làm sao chúng tôi quên được nhau, quên được tình bạn ấy, thật tuyệt vời!




Câu trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng mắc một lỗi lầm nào đó mà mỗi khi nhớ lại sẽ hối tiếc và ân hận vô cùng. Em của năm lớp Bảy cũng đã trải qua một sự việc đáng buồn như thế.

Vào năm học lớp Bảy, em tiếp tục nhận được sự tin tưởng của thầy cô mà tiếp tục làm lớp trưởng. Em vốn là học sinh chăm ngoan, lại hay giúp đỡ bạn bè trong lớp nên được thầy cô, bạn bè yêu quý. Sau mỗi buổi học, em thường giúp thầy cô soạn các giấy tờ lặt vặt, hay đôi khi giảng lại bài cho một bạn chưa kịp hiểu câu hỏi khó. Cứ như vậy, học kì Một của em trôi qua một cách bình yên.

Sang đến học kì Hai, chương trình học dường như trở nên khó hơn, lượng bài tập về nhà cũng nhiều hơn trước. Vừa phải hoàn thành bài tập cá nhân, vừa phải giúp đỡ thầy cô bè bạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ của một lớp trưởng, em trở nên mệt mỏi và dần khó chịu với mọi việc xung quanh. Cuối cùng, vì quá áp lực, em trở nên gắt gỏng khi các bạn nhờ giảng bài giúp, hay tỏ vẻ không vui khi thầy cô có việc cần nhờ. Đỉnh điểm vụ việc khi em không học thuộc bài cũ của tiết Ngữ văn – cũng chính là tiết học mà cô giáo chủ nhiệm của em giảng dạy.

Em nhớ rất rõ, hôm đó cô đã giao cho cả lớp học thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Em vốn rất thích môn Ngữ văn, lại rất thích cô chủ nhiệm nên mỗi khi học môn này, em lại vô cùng hào hứng phát biểu xây dựng bài. Thế mà hôm đó, vì quá mệt mỏi, lại phiền muộn những việc trên lớp, em đã không học bài mà cô dặn. Ngày hôm sau, cô đã gọi em lên bảng trả bài cũ. Em ấp úng đọc không hết bài thơ, vừa xấu hổ vì không thuộc bài, lại bị các bạn nhòm ngó, em chỉ biết cúi gằm mặt xuống đất. Thấy thế, cô ân cần hỏi: “Hôm nay lớp trưởng của cô sao thế?”. Cô dịu dàng nhìn vào em đang run rẩy, thế mà em lại trả lời một câu – mà em nghĩ nó đã khiến cô vô cùng buồn lòng: “Em rất mệt mỏi khi phải đến lớp. Em không muốn làm lớp trưởng nữa!”.

Về sau, khi em đã lấy lại bình tĩnh, em đã tới gặp giải thích và xin lỗi cô vì những gì em đã nói. Tuy cô đã xoa đầu và cười dịu dàng với em nhưng em vẫn cảm thấy hối hận vô cùng. Kể từ hôm đó, dù có mệt mỏi tới mấy, em cũng cố gắng học hành chăm chỉ và luôn giành thời gian giúp đỡ thầy cô, bạn bè. Nhờ đó, cuối năm lớp Bảy, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc trước sự vui mừng của cô và các bạn.

Mới đó mà đã một năm trôi qua. Em giờ đây đã trưởng thành hơn một chút, đã biết nhận thức được đâu là những việc em nên làm. Kỉ niệm buồn kia luôn là bài học nhắc nhở em không được tái phạm một lỗi nào khiến cho thầy cô, bạn bè buồn lòng nữa, có như vậy em mới trở thành một học sinh gương mẫu có thể giúp đỡ mọi người trong tương lai.

Câu trả lời:

Em đi chợ về đến ngã tư Bảy hiền thì gặp đèn xanh, xe cộ đang được phép đi qua rất đông. Em nhìn sang bên kia đường thấy một cụ già tay xách một gói nhỏ đã hai lần định vượt sang bên đường. Lần thứ ba bà cụ ra được gần đến giữa đường lại quay trở lại vì còn 3, 4 xe ô tô đang đi đến. Chờ đèn đỏ bật lên, các xe dừng lại, em vượt theo đường đi bộ đến chỗ bà cụ. Em hỏi:
- Cụ ơi, cụ đi đâu, cụ muốn qua bên kia đường phải không ạ?
Cụ ngẩng lên nhìn em rồi vừa gật đầu vừa nói: Cụ muốn qua bên kia đường Cách mạng tháng Tám.
Em nắm chặt lấy tay cụ, rồi nói nhẹ nhàng:
- Cháu sẽ giúp cụ đi qua đường Cách mạng tháng Tám!
Một lần nữa bà cụ ngẩng lên nhìn em cảm động, cụ nói giọng run run:
- Cảm ơn cháu, may quá, nhờ cháu làm phúc…
Khi được phép vượt qua đường em dắt bà cụ sang bên kia đường… Chờ cụ đỡ mệt vì phải đi nhanh qua đường, em chỉ tay về phía trên rồi nói:
- Thưa cụ, đây là đường Cách mạng tháng Tám đấy ạ!
Bà cụ gật đầu, hai tay nắm lấy tay em rồi nói:
- Cám ơn cháu, cháu con nhà ai mà tử tế thế!
- Dạ, không có gì đâu ạ!
Nhìn theo bà cụ bước trên vỉa hè mà lòng em thấy vui vui vì mình đã làm được một việc tốt.