Văn mẫu lớp 9

Trần Việt Añh
Xem chi tiết
Hà Phương
Xem chi tiết
Mark Tuan
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
17 tháng 2 2018 lúc 10:02
Dàn bài:


Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập.
Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vữa vàng đó. Tác giả Lí Lan đã có 1 ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói:"đi đi con,hãy can đảm lên,thế giới này là của con". Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi 1 mình là mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó là vô cùng quan trọng.
* Thân bài:
* Giải thích:

- Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn:

+ Cầm tay: gợi sự sự dẫn dắt, chở che cho con

+ Buông tay: để con tự đi, tự khám phá.

+ Việc bà mẹ buông tay để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
- Giải thích tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. Nếu không có tính tự lập, khi gặp khó khăn ta sẽ dễ chán nản.

+ Thiếu đi tính tự lập ta sẽ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.

+ Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Làm thế nào để tự lập ? Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (Lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)

- Tác dụng của tính tự lập:

+ Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.

+ Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.

+ Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.

- Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
- Mở rộng: Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:

- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ "buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thứ thách của cuộc sống.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.

Bình luận (0)
Park Sun Lee
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 11 2019 lúc 12:27

-> Những câu văn được trích trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương " của nhà văn Nguyễn Dữ

Chi tiết truyền kì Ý nghĩa

- Phan Lang có công thả rùa mai xanh ( vợ của vua biển Nam Hải ) nên khi chạy giặc , bị đắm thuyền , chàng đã được Linh Phi cứu sống , đưa về thuỷ cung

- Vũ Nương vì thuỳ mị nết na , tư dung tốt đẹp cho nên khi tự vẫn ở sông Hoàng Giang , nàng đã được các nàng tiên rẽ nước đưa về thuỷ cung

- Trương Sinh lập đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang , Vũ Nương hiện về gữa dòng , ngồi trên kiệu hoa , theo sau là năm mươi chiếc xe , cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông , nói vài lời vọng vào rồi biến mất

- Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân về cách sống ở hiền gặp lành , lối sống có trước có sau , đền ơn trả nghĩa người cứu giúp mình

- Thể hiện mong ước của nhân dân về cuộc sống của người ở hiền gặp lành

- Kết thúc có hậu , Vũ Nương đã được minh oan , hoàn thiện nhân cách cao thượng , giàu lòng hi sinh của người phụ nữ . Mặc dù vậy chi tiết này vẫn không làm mất di cái bi kịch tiềm ẩn đằng sau vẻ lung linh huyền ảo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hung Nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 2 2017 lúc 18:14

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

Bình luận (0)
_silverlining
25 tháng 2 2017 lúc 16:04

Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

– Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.


Bình luận (0)
Ami Ngọc
6 tháng 2 2018 lúc 21:52

Nói dối là một thói xấu và là một bệnh chung của xã hội ngày nay.Nói dối cũng chính là sự không trung thực,hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình ,làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.
Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân . Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh,làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người.Nó còn có hại đối với công việc à bạn đang làm,nói nối dối sẽ khến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thưc...Khi nói dối ,có thể ta sẽ nhận được những cái lợi trong thời gian đầu ,nhưng có biết rằng,điều ảnh hưởng xấu sẽ còn nhiều gấp hai gấp ba lần .
Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối. Chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh,luôn toan tính một cách mưu mô và xảo quỵt hơn để đối đầu với nó. Và nếu một đất nước giả dối như thế,thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với chúng ta,vì ai cũng hiểu rõ rằng ,sự trung thực , uy tín là nền tảng để xây dựng sự hpợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng.
Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho ta ,mà còn cho cả một thế hệ con cái.Vì nói dối là một thói quen khó chữa.nó có thể lan tràn sang con cái,khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường.Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai. Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta.Chỉ khi nào chúng ta hiểu ra tác hại của nó thì chúng ta mới sớm đưa đất nước đi lên.Có như thế,xã hội sẽ sống trong sự tươi sáng bởi những lý tưởng chân thực nhất,không lọc lừa,không gian dối,để thế hệ sau này tiến bước đi lên theo con đường tươi đẹp nhất.

Bình luận (0)
Oppa
Xem chi tiết
Ami Ngọc
6 tháng 2 2018 lúc 21:58

I- MỞ BÀI:

– Nếu tục ngữ đúc kết trí tuệ, kinh nghiệm sống thì ca dao chính là kho tàng tình cảm của cha ông.

– Dẫn câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn”

– Kêu gọi mọi người hãy thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

– Nghĩa đen: Bầu và bí dù có khác nhau về tên gọi, về cây trái nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên cái giàn – ngôi nhà quê hương của loài ấy.

– Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh có thực mà con người dễ nhện thấy ấy, ông cha ta nhắc nhở con cháu: “bầu, bí” tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên một mảnh đất, cùng dân tộc… Vì vậy phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

b) Tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?

– Là người Việt Nam, cùng một mẹ Âu Cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền ngược hay xuôi, đồng bằng hay rừng núi., cũng đều là ruột thịt, là anh em.

– Sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà cần có sự giúp đỡ nhau nhất là khi hoạn nạn khó khăn “Lá lành đùm lá rách”. Đó là tình người.

– Trong những khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã đoàn kết, chung lòng, chung sức, gắn bó với nhau, tiếp sức cho nhau để chiến thắng quân thù.

– Những lúc gặp thiên tai, lũ lụt, “Miếng khi đói bằng gói khi no” nên kẻ giàu, người nghèo quyên góp lại để tiếp ứng cho những nạn nhân không may mắn chia sẻ phần nào những mất mát đau thương của họ. Đó là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta.

– Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức của con người mà nó còn là cơ sở của tình yêu quê hương. Bởi lẽ giúp đỡ cho những người bị thiên tai địch họa tức là góp phần trong việc “xóa đói giảm nghèo”, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.

III- KẾT BÀI:

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một đạo lí, thể hiện nhân cách của con người. Mỗi người chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa và cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Bình luận (0)
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 19:07
Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ. ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mìnhBẠn tham khảo nha!
Bình luận (2)
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:26

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Ngoài thơ tiếng Việt, Người còn để lại nhiều thơ chữ Hán, tiêu biểu nhất là lập "Nhật kí trong tù" - một tập thơ "trăm bài trăm ý đẹp". Bên cạnh những bài thơ chứa chan tình còn có những bài thơ sáng ngời chất thép. Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép". Đó là một nhận xét tinh tế, thú vị.
 

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ngoài lao

 

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao".

(Đề từ)

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần như mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng’". "Tinh thần ở ngoài lao" "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.

Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - Áo mũ đầm mưa rách hết giày". Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây”. Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép. Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh. Phong thái của người tù là cốt cách của một tao nhân mặc khách ung dung, tự tại



 

Bình luận (0)
Dương Thị Trà My
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
1 tháng 2 2018 lúc 20:46

loi: -Facebook là nơi bạn có thể giới thiệu bản thân

-Bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ Facebook

-Facebook giúp cập nhật thông tin nhanh chóng

-Facebook giúp bạn kết nối bạn be.

-Facebook giúp bạn bày tỏ quan điểm

-Facebook là một môi trường quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp

-Facebook giúp quảng bá hình ảnh cho những người nổi tiếng

hai: -Giảm tương tác giữa người với người

-Xao lãng mục tiêu cá nhân

-Tăng mong muốn gây chú ý

-Nguy cơ trầm cảm

-Giết chết sự sáng tạo

-Tình yêu dễ đổ vỡ

-Thường xuyên so sánh bản thân với người khác

-Mất ngủ

Bình luận (4)
Đỗ Thị Mỹ Hà
1 tháng 2 2018 lúc 20:48

lợi ích :

- là nơi giải trí hấp dẫn , giao lưu , chia sẻ , gắn kết bạn bè và người thân , giải tỏa áp lực trong cuộc sống

- là công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải thông tin , thông điệp đến hàng triệu người trên thế giới

- công cụ hữu ích để giao dịch

- ( mở rộng hơn ) là nơi lưu giữ kỉ niệm của bản thân và mọi người xung quanh

Tác hại :

- sống phụ thuộc ,mất thời gian , mất tập trung vào công việc

- dễ dàng thu nhận các thông tin không xác thực , thiếu văn minh (tin rác , bạo lực , bôi xấu ,...) gây hậu quả cho cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến xã hội

- dễ bị đắm vào thế giới ảo ảnh hưởng đạo đức , tính cách con người

- làm gia tăng tệ nạn xã hội ( ma túy , buôn bán lậu , lừa đảo , bắt cóc ,......)hiuhiu

Bình luận (0)
nguyễn thị quyên
Xem chi tiết
nguyễn thị quyên
Xem chi tiết