Qua đoạn trích '' tức nước vỡ bờ '' và '' lão Hạc '', em hãy làm sáng tỏ cuộc đời và số phận của ngừi nông dân trước cách mạng tháng 8 năm 45
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NA . CẢM ƠN TRƯỚC
Hỏi đáp
Qua đoạn trích '' tức nước vỡ bờ '' và '' lão Hạc '', em hãy làm sáng tỏ cuộc đời và số phận của ngừi nông dân trước cách mạng tháng 8 năm 45
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NA . CẢM ƠN TRƯỚC
Hãy nêu một số bài văn thuộc thể loại hồi kí.
Kể tên và ghi ra một số bài ca, thơ,...về ngày đầu tiên đi học.
1. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Đặng Thai Mai hồi ký (Đặng Thai Mai),Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài)….
2. Ngày đầu tiên đi học
Vấn đề bảo vệ môi trường
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.
Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:
Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:
- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…
- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…
- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…
Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.
Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.
Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.
Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!
Những năm gần đây, môi trừơng sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng trên khắp thế giới. nó gây bao tổn hại cho con người và thiên nhiên và gây ra bao hiện tựong nguy hiểm khác. Vấn đề đó thật nan giải và bây giờ việc bảo vệ môi trừơng và thiên nhiên đang được cả nhân loại chú ý, quan tâm. Nó đang trở thành một mối hiểm họa nguy hiểm cho toàn cầu nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn các cuộc tàn phá, hủy hoại môi trường và thiên nhiênNhư chúng ta đều biết, môi trường nói chung và thiên nhiên nói riêng luôn đem đến cho con người sự giàu đẹp, phồn vinh và phát triển về nhiều mặt. Vì thế mới có câu:“Rừng vàng, biển bạc”Quả thực thiên nhiên rất phong phú, môi trường rất đa dạng nhưng xem ra việc bảo vệ chúng chưa được chú trọng cho lắm.Trong quá trình phát triển của thời kì hiện đại, đời sống ngày càng sung túc, con người ngày càng no ấm, đầy đủ vì thế mà con người trở nên xa lánh môi trường và thiên nhiên, coi nó quá bình thừơng cho cuộc sống hằng ngày. Hậu quả là sự ý thức dần lơ đi, mọi người dần bỏ đi quá khứ để sống theo cuộc đời danh vọng Hằng năm, theo số liệu thống kê của nhà nước mà rộng hơn là toàn thế giới đã ghi nhận rằng nạn phá rừng đang không ngừng diễn ra với con số mỗi ngày một gia tăng. Sự du canh, du cư, nạn phá rừng lấy gỗ hay đốt rừng làm nương rẫy đã trở thành những thông tin quá quen thuộc trên đài cũng như báo chí. Hướng giải quyết cứ hằng ngày đựơc đưa ra, những cuộc họp để bảo vệ rừng cứ gia tăng, sự tuyên truyền của quần chúng nhân dân được nhiều người quan tâm nhưng xem ra chưa ý kiến nào được thỏa đáng. Hãy nhớ rằng rừng cũng là một phần thiết yếu và rất quan trọng đối với môi trường, thiên nhiên và con ngừơi. Rừng cho chúng ta bao nhiêu là thứ từ bầu không khí đến bóng mát mà còn đem đến biết bao lợi nhuận cho chúng ta,…Vậy tại sao chúng ta lại quá thờ ơ với việc bảo vệ nó? Hiện nay đất trống, đồi trọc không ngừng xuất hiện; thực vật, động vật ngày càng hiếm hoi. Sự mù quáng theo danh vọng của chúng ta đã khiến những người vô tội phải lãnh những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của sự sạt lở, xói mòn đất mà nặng nề hơn là lũ. Lũ đem đến bao hệ lụy, đau thương và cả mất mát. Lũ cuốn trôi đi hoa màu, vườn tược, cuốn trôi những ngôi nhà và giết chết cả tính mạng con người. Vì thế mà ngày nay trừong học nào cũng tuyên truyền về việc bảo vệ rừng để tạo ra một ý thức bền vững cho mỗi học sinh. Và câu:“Vì lợi ích mười năm trồng cây,Vì lợi ích trăm năm trồng người”Đã chứng minh cho điều đó.Qua đây mà chúng ta hiểu hơn cây cũng như ngừơi, cây thật đáng quý,thật bao dung, thật độ lượng, rộng rãi vậy thì hãy vì lợi ích chung mà cứu sống cây, rừng, động, thực vật quý hiếm. Hiện nay một vấn đề cũng được rất nhiều ngừơi quan tâm đó là môi trường nước_môi trường của hệ sinh thái phong phú chẳng kém gì rừng. Môi trừong ấy thật đẹp và trong sáng biết bao, cũng như rừng chúng mang đến những nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn thực phẩm vô cùng quý giá cho con ngừoi. Nhưng con ngừoi lại đang quá thờ ơ hay lạm dụng vào chính nó?Trong nhu cầu phát triển và tiến bộ nhanh chóng của xã hội, ngày nay mọi nhu cầu trong cuộc sống đều bức thiết vì thế mà xu hứơng sử dụng của con ngừoi cũng dần thay đổi. Chú trọng nhất là việc đánh bắt cá, con người chẳng còn quan tâm gì đến m ôi trừong mà trong mắt họ lúc này chỉ có “lợi nhuận”. Hai chữ “lợi nhuận” sau mà quá quen, chác có lẽ vì thế mà họ đã dùng những phương tiện nguy hiểm để đánh bắt cá như thuốc nổ. điện, lưới,… làm cho nguồn thủy hải sản bị tổn hại mà nghiêm trọng hơn nữa chính là môi trường nước. Nó đang bị đe dọa và đang trở lành một mối lo ngại cho con ngườiNhững dòng sông, dòng kênh mà lớn hơn là biển đều phải chịu rất nhiều hâu quả do con người gây ra: nạn xả rác, xả chất thải, rò rĩ ống dẫn dầu,… những chuyện như thế xem ra rất nhỏ nhặt nhưng khi đã là sự thật thì tổn hại sẽ vô cùng lớn mà không thể lường trước được. Và điều đó đã xảy ra, chác ở đây ai cũng còn nhớ, vụ việc Vedan lại xả chất thải vào sông thị Vải đã rất lâu mà chẳng có một chính quyền địa phương hay một ngừơi bảo vệ môi trường nào biết. Chính vì thế mà một công ti có uy tín như Vedan dã xả không biết bao nhiêu là chất dơ vào con sông vô tội kia.Rồi sự thiếu ý thức của không chỉ riêng ai mà là tất cả mọi người, không ai trong chúng ta là không xả rác và hãy nhìn xem tại sao cũng là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà Singapore lại là nước sạch nhất thế giới?Tất nhiên không chỉ riêng nước chúng ta mà cũng có rất nhiều nứoc khác cũng có sự thiếu ý thức. Và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nhà nứoc và chính quyền địa phưong đều ít quan tâm đến môi trường và cuộc sống của người dân. Sự thiếu ý thức đã được trả giá bằng….Hiện tại trên thế giới có rất nhiều nước vẫn thiếu nguồn lưong thực, thực phẩm trầm trọng trong khi đó lại có các nước lại quá lãng phí với những điều mình đang có. Rồi cả những thiên tai do con ngừoi gây ra. Thật đáng thưong, đau khổ.Thật sự là môi trừong đang trả thù con ngừoi hay, là do con người đang làm hại môi trường để rồi “gậy ông đập lưng ông”?Nhưng hãy nhìn xem:“Nhất nứơc, nhì phân, tam cần, tứ giống”Chỉ qua đó thôi mà chúng ta hiểu đựoc rằng ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, con người cũng rất cần nước. Nước cho người nông dân cấy cày và quan trọng hơn là cho ta sự sống. Theo thống kê, 70% diện tích của Trái Đất được che phủ, nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước. Qua điều đó cũng đủ chứng tỏ rằng, nứơc biển thì nhiều nhưng nước sạch lại rất ít, vậy mà….Trong một cơ thể người trung bình, nước chiếm đến 60% trọng lượng. Mọi cơ quan trong cơ thể đều cần nước. Mà ai cũng biết rằng mỗi ngày ai cũng phải mất nước qua mồ hôi, cử động ruột,…nhưng lại có đến trên năm tỉ người đang sống và tồn tại, vậy thì chúng ta phải làm gì ngay bây giờ để cứu môi trường nước và cũng để cứu sống chính mình? Đầu tiên hãy tuyên truyền bảo vệ môi trường nứoc, hãy làm cho mọi người đề cao sự ý thức,… từ đó chúng ta tuy không giúp nhiều cũng ít nhưng cũng đã góp công không nhỏ vào việc bảo vệ nó
ai có bài viết về mái trường k chỉ mình với
Bài làm
Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.
Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.
Kể về mái trường nơi em đang học tập-Văn lớp 3
Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.
Ở bên trong trường được sơn màu xanh nhạt nhìn rất dịu nhẹ. Những chiếc bàn gỗ ngăn nắp được kê san sát vào nhau. Không ai được vẽ bậy lên bàn ghế mà mình đang ngồi, nếu bị phát hiện sẽ bị cô giáophạt. Tấm bảng màu đen cũ kĩ không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng 3 năm rồi chúng em vẫn chăm chú nghe cô giảng bài trên chiếc bảng thời gian đó. Tuy bảng màu đen nhưng rất mịn và nhìn chữ rất rõ.Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.
Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.
Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.
Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.
Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.
Ngôi trường đã gắn bó với em suốt bốn năm qua là trường THCS Lê Qúy Đôn. Biết bao kỉ niệm tại ngôi trường dầu yêu này vẫn còn đọng lại trong ký ức em.
Nhìn từ xa, ngôi tường sừng sững như một tòa lâu đài đồ sộ. Mái ngói lợp đỏ tươi, thấp thoáng sau những hàng cây tươi mát. Tiến lại gần, cổng trường to cao như người khổng lồ dang rộng hai tay chào đón các cô cậu học trò. Tấm thảm tên lớp gắn trên cổng , nổi bật hàng chữ màu trắng: Trường THCS Lê Qúy Đôn. Bước vào sân trường là đường hiệu bộ quét xi măng nhan. Ngôi trường khoác trên mình một bộ áo trắng phau láng mịn như được mặc thêm lớp màn bảo vệ. Sân trường được lát gạch bông màu xanh và vàng xen kẽ nhau trông thật đẹp mắt. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió như muốn nhắc nhở chúng em học tập thật giỏi để không phụ lòng các anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc. Trước của lớp học trồng rất nhiều hoa, nào là hoa cúc, hoa hồng, chúng đua nhau khoe sắc, sắc hoa rực rỡ đã tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thêm sinh động. Những cây bàng, cây phượng xòe lá xum xuê rợp mát cả một góc sân trường. Các lớp học tiếp nối theo một hình chữ U, cửa ra vào làm bằng sắt sơn xám, còn cửa sổ làm bằng sắt gắn thêm tấm kính trong suốt có thể nhìn ra bên ngoài. Bàn ghế xếp rất ngay ngắn làm lớp học thêm khang trang. Trên đầu tường mỗi lớp có treo ảnh Bác Hồ cùng với khẩu hiệu: "Dạy tốt. Học tốt". Khẩu hiệu này luôn nhắc thầy trò chúng em thi đua học tốt, dạy tốt, đạt kết quả cao trong học tập.
Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của em. Hằng ngày đến trường, em thấy nơi đây thân thuộc quá. Nghĩ tới lúc phải xa trường, chia tay thầy cô, xa các bạn thân yêu, lòng em nôn nao làm sao và chỉ muốn thời gian trôi chậm lại.
Cứ đến độ này, khi tiết trời đã chuyển sang mùa đông, những cơn gió bắc đầu mùa chưa đến độ“ngọt” nhưng cũng đủ lạnh để khoác lên mình chiếc áo len mỏng, sân trường tôi lại rộn lên những âm thanh của lời ca, điệu múa. Đấy là lúc ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến rất gần.
“Nghề giáo viên là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”, khi sinh thời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn và nhắc nhở những thầy cô giáo như vậy, để sao xứng đáng với trọng trách và niềm tin mà nhân dân đã trao cho. Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương, là người ghi những dấu ấn quan trọng trong bước đường trưởng thành của mỗi học sinh.
Mỗi lần bước qua cổng trường THPT Nguyễn Tất Thành, chúng tôi đều cảm nhận một cảm giác bình yên, thân thiết, những lo toan bộn bề của cuộc sống, những bon chen thường nhật của một kiếp người bị bỏ lại phía sau. Bởi đằng sau cánh cổng trường tôi là những thầy cô giáo luôn hết mình cống hiến cho đời, làm nhiệm vụ cao quí của người giáo viên – Dạy người.
Đó là thế hệ các thầy cô giáo đã lớn tuổi nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết yêu nghề, yêu đời như thầy Lê Đình Cương luôn có cách làm lịch sử sống lại sinh động nhất, thầy Bùi Văn Hùng (tổ Hóa) luôn trăn trở tìm giải pháp để giúp các học trò chưa chăm ngoan. Thầy Nguyễn Văn Thiện lại biến mỗi giờ dạy Giáo dục công dân thành một bài học về cuộc đời, về triết lí làm người. Chúng tôi thấy thầy Nguyễn Hữu Hoan, thầy Nguyễn Văn Cơ, thầy Nguyễn Hiền Bách,… vẫn hàng ngày miệt mài trên lớp dạy học sinh cách giải những bài toán khó.
Mỗi bước đi của trường tôi ngày hôm nay đều có dấu ấn của những thầy cô giáo thế hệ đầu tiên, các thầy cô vẫn âm thầm cống hiến để xây dựng một ngôi trường hiện đại, có chất lượng, có uy tín với học sinh, phụ huynh. Đó là cô Trần Dần, cô Ứng Hồng, cô Trần Thu Hảo, thầy Nguyễn Văn Thông, thầy Nguyễn An Nghi và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Tường Lan, ấn tượng trong tôi về cô không chỉ là một cô giáo dạy văn giỏi mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, hình ảnh cô thật đẹp khi chỉ huy dàn hợp xướng hơn 100 người, nghiêm khắc mà vẫn duyên dáng, uyển chuyển.
Tiếp nối thế hệ đầu tiên, trường tôi ngày hôm nay có các thầy cô giáo trẻ, năng động, nhiệt tình và trên hết là một tình yêu nghề, yêu trường say sưa. Đó là cô Võ Hải, cô Nguyễn Thu Hà không ngại bất cứ khó khăn nào để hoàn thành nhiệm vụ, cô Lương Bích Hằng, thầy Phạm Quốc Toản luôn làm cho không khí trong trường sôi động với rất nhiều hoạt động Đoàn – Đội bổ ích. Đó là thầy giáo mĩ thuật Nguyễn Tuấn Sơn ngày đêm mơ ước một chân trời mới, tương lai tương sáng cho ngành mĩ thuật Việt Nam, là thầy giáo Vũ Hồng Hải với đam mê bất tận trái bóng tròn, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò cùng làm nên bảng vàng thành tích cho thể thao nhà trường. Đến trường tôi mỗi ngày, bạn sẽ gặp thật nhiều gương mặt khác nữa, tất cả đều làm việc say mê, luôn nở nụ cười và chắc chắn nụ cười đẹp nhất bạn gặp là cô giáo phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh. Nụ cười ấy mang lại cho các đồng nghiệp chúng tôi, học sinh, phụ huynh sự thân thiện và một tinh thần khích lệ rất lớn.
Mỗi một cá nhân trong trường là một mảnh ghép nhiều sắc màu, đa dạng và đa tính cách. Người“nghệ sĩ” đã sắp xếp, gọt rũa kì công những mảnh ghép đó để tạo ra một bức tranh hoàn hảo mang tên Trường THPT Nguyễn Tất Thành chính là thầy giáo Hiệu trưởng Vương Dương Minh. Ở thầy, chúng tôi luôn nhận thấy sự cẩn thận, khoa học, minh triết trong công việc nhưng cũng rất vui vẻ, hóm hỉnh ngoài đời, một tư duy sắc sảo, đổi mới trong giáo dục và một trái tim luôn say mê truyền cảm hứng cho những người trẻ.
Xã hội ngày nay phát triển hơn, khắt khe hơn đối với người làm nghề giáo nhưng cùng đòi hỏi người thầy bản lĩnh hơn để không bị cuốn vào sự thay đổi chóng mặt của thời đại “kim tiền”. Vẫn còn đâu đó có những việc tiêu cực trong ngành giáo dục, những bài học đắt giá cho nhân phẩm và tư cách người thầy. Nhưng trên hết vẫn ngời sáng hình ảnh những thầy cô giáo dung dị, ngày ngày đứng trên bục giảng, thắp lên ngọn lửa của tri thức và tình yêu con người.
Một lứa học trò nữa sắp ra trường, những người thầy, người cô vẫn âm thầm là “người đưa đò” sang sông, dẫu có nhiều niềm vui hay nỗi buồn thì “bến đò” có tên THPT Nguyễn Tất Thành luôn là một miền kí ức rất đẹp trong trái tim học sinh.
Bạn tham khảo nhé!
qua truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao, em hãy là sáng tỏ nhận xét sau:
truyện ngắn lão hạc đã thể hiện một cách chân thực , cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng ở họ
giúp mình với!!! mình đang cần gấp TT! xin cảm ơn trước ạ!!!
*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.
*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
Nhắc đến truyện ngắn Lão Hạc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật "tôi"-ông giáo. Có thể nói, dù không phải là nhân vật chính, xuất hiện với vai trò là người kể chuyện, hiện lên chỉ với vài nét ngắn gọn qua lời kể của chính mình nhưng nhân vật ông giáo "tôi" là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đúng như nhận định của Trần Đăng Suyền, "Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945" (trong bài viết Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn). Ông đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán khá muộn, khi trên văn đàn đã có những cây bút đại thụ với nhiều đỉnh cao không dễ gì vượt qua như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... Thế nhưng bằng sự ý thức sâu sắc về quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao đã "biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Với cách đi của riêng mình, Nam Cao đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ngày nay, những Chí Phèo, Thị Nở, dì Hảo, lão Hạc... không chỉ còn là nhân vật trong trang sách nữa mà đã bước ra cuộc đời, in đậm dấu ấn trong đời sống văn học dân tộc.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. Đây là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng, cụ thể là những người dạy học mà tác giả gọi là những "giáo khổ trường tư". Không được khắc họa đậm nét như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn, nhưng qua một ông giáo "tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp nhiều ông giáo khác ở nước ta trước năm 1945. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh "cùng đường đất sinh nhai", con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ "khổ quá rồi" đến nỗi "cái bản tính tốt" của thị "bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Cũng như văn sĩ Hộ trong Đời thừa, văn sĩ Điền trong Giăng sáng, ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.
Trong hoàn cảnh đời sống chật vật, túng thiếu, quẫn quanh ấy, các nhân vật trí thức của Nam Cao thường rơi vào bi kịch giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực khốn cùng trói buộc, giữa khát vọng lớn lao với chuyện áo cơm ghì sát đất. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Có thể nói, dù không được tác giả khắc họa đậm nét như bi kịch "một kẻ vô ích, một người thừa" giằng xé trong nội tâm của các Điền, Hộ, Thứ,... nhưng qua những gì ông giáo nghĩ về "những quyển sách rất nâng niu", về "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng", về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng hiện tại, ta hiểu ở nhân vật này cũng có những nỗi khổ khó nói ra. Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Hay như trong Đời thừa, ông viết: "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt". Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.
Không chỉ là "nhà văn hiện thực xuất sắc", Nam Cao còn là "nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn". Và "cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo" (Trần Đăng Suyền, tài liệu đã dẫn), bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất rõ giá trị chân chính của "một tác phẩm thật giá trị" là giá trị nhân đạo của nó. Trong Đời thừa, nhà văn viết: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn". Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm. Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao là "nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến".
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về mẹ của em (5-7 dòng)
Mẹ -tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến vậy.Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ,được mẹ bế bồng, chăm sóc, được nghe hát ru những khúc ca chân thành gửi gắm từ đáy lòng mẹ. Và với tôi mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi sẽ khỏi ngay vì đã có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi , trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ địa mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.
Mẹ tôi tên là j đó. Năm nay mẹ tôi.... tuổi,là một nghề j. Mẹ tôi rất hiền. Mẹ tôi rất thích j đó, mẹ thường làm j cho tôi. Mẹ rất thương tôi, tôi thường mua nước cho mẹ sau h j đó, nhưng mẹ ko uống mà dành cho tôi. tôi cảm thấy thương mẹ lắm.
Có ý kiến cho rằng " Nhiều tác phẩm của Thanh Tịnh là những bài thơ trữ tình bằng văn xuôi ". Qua văn bản " Tôi đi học " hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế
viet van 15 -20 ve lao hac
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
"Tóm tắt gia cảnh lão hạc. Theo em, cậu vàng cod ý nghĩa như thế nào với lão hạc. Chi tiết nào cho biết điều đó" giúp mình với ạ
Lão Hạc là một ng` nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo ko lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Ko còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó " lão chế tạo được món gì, ăn món nấy ". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng ko ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
=> Cậu vàng làm người bạn tâm tình, là vật trung thành với chủ, là con vật thân tín nhất không thể thiếu đựoc của của lão Hạc. Bán cậu vàng cho nhà ông giáo Thứ cũng đồng nghĩa với việc lão sắp về thế giưói bên kia, lão lo cho cậu vàng ở 1 mình sẽ bị đói, lại không có tiền để làm ma cho lão nữa .chọn gia đình nhà nho nghèo nhưng có tình ngưòi nên lão mới bán . Cậu vàng mang hình bóng một đưa cháu nội trong nhà,lão Hạc nhận là con của con trai lão nên cậu cũng tinh khôn lắm ,chỉ mỗi điều không nói đựoc tiếng ngưòi mà thôi !
lão Hạc là một nông dân ngheo hiền lành chất phác,vợ mất sớm,con trai vì không lấy được vợ quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su.Lão chỉ còn người bạn duy nhất là một con chó vàng mà lão gọi một cách âu yếm là cậu Vàng.Một người hay sang chơi với lão là ông giáo môt tri thức nghèo.Sau một lần ốm nặng lão không thể đi làm thêm được nữa.Mà lão lai không muốn động đến khoản tiên để dành cho con trai .lão có gì ăn lấy cuôi cùng lão phải bán cậu Vàng đi .Lấy khoản tien đo gửi cho ông giáo để lo chuyện ma chay sau này.Lão sang nha Binh tư xin it bả chó.khi nge Binh tư kể ông giáo rất thất vọng.nhưng không ai ngờ lão hac lại chết ,chết một cách đau đớn ,quàn quại.Li do của cai chết này chắc chỉ Binh Tư và ông giáo mới biết được
đã từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận :
'' có làm thì mới có ăn
không dưng ai dễ đem phần đến cho ''
hãy bình luận câu tục ngữ trên và cho biết trong xã hội hiện nay ,câu tục ngữ còn có ý nghĩa nữa không ?
GIÚP ZỚI!
Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.Chúc bạn học tốt!Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.
Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.