Văn mẫu lớp 7

Hỏi đáp

Đề bài : Bình luận về hình ảnh cô thôn nữ làng quê ngày xưa qua một số bài ca dao có hai chữ Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thương thay thân phận con tằm" Đề bài : Cảm nhận của em về bài ca dao : " Nước non lận đận một mình" Đề bài : Cảm nghĩ về nẻo đường tuổi thơ qua ca dao Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao : "Hỡi cô tát nước bên đàng" Đề bài : Bình giảng bài ca dao "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài" Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Thuyền ơi có nhớ bến chăng " Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thằng Bờm" và phát biểu cảm nghĩ của em Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm" Đề bài : Bình giảng bài ca dao : " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa" Bình giảng bài ca dao "Núi truồi ai đắp mà cao Sông Hương ai bới ai đào mà sâu" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Tháng chạp là tháng trồng khoai" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Trâu ơi ta bảo trâu này" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Cày đồng đang buổi ban trưa....." Đề bài : Phân tích bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng" Rút gọn câu Để bài : Phân tích nỗi đau khổ của những em thơ trong bi kịch gia đình khi bố mẹ bỏ nhau Đề bài : Cảm nghĩ của em về cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B Đề bài : Phân tích bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" ? Đề bài : Phân tích bài ca dao " Chiều chiều ra đứng ngõ sau" ? Đề bài : Phân tích bài ca dao "Ngó lên nuộc lạt mái nhà" Đề bài : Cảm nhận về bài ca dao " Anh em nào phải người xa" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Ơn cha nặng lắm ai ơi" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Cây khô chưa dễ mọc chồi" Đề bài : Phân tích bài ca dao "Con người có cố có ông- Như cây có cội như sông có nguồn" và " Anh em như chân với tay - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao "Đường vô xứ Huế quanh quanh" Đề bài : Nêu xuất xứ, chủ đề, ngôi kể truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" - Khánh Hoài Đề bài: "Cuộc chia tay của những con búp bê" đã thể hiện một cách cảm động tình anh em của Thành Thủy. Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ. Đề bài : Bình luận về tinh thần tương thân tương ái Đề bài : Bình luận câu : " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp" - Thân Nhân Trung (1418-1499) viết năm 1484, thời Hồng Đức. Đề bài : Thi hào Nguyễn Du viết : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" - Truyện Kiều - Nhưng sao buổi sảng, thi Thành dẫn em gái đến trường chào từ biệt cô giáo và các bạn của Thủy, lúc tâm trạng của hai anh rất buồn và đau khổ thì trái lại cuộc sống vẫn Đề bài : Hình ảnh người mẹ hiền được bố của En-ri-cô nhắc đến trong bức thư qua bài "Mẹ tôi" Đề bài : Giới thiệu khái quát tác phẩm " Những tấm lòng cao cả " của Ét - môn - đô đơ A - mi - xi Đề bài : Bố của En-ri-cô là người bố rất yêu con, nhưng cũng rất nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con. Phân tích và chứng minh ? Đề bài : Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Ét - môn - đô đơ A - mi - xi Đề bài : Nêu xuất xứ và nội dung bài "Mẹ tôi". Cho biết vì sao bố phải viết thư cho con ? Đề bài : Cảm nhận của em về bài "Cánh cổng trường mở ra" của Lý Lan Đề bài : Phân tích ngắn gọn tâm trạng và ý nghĩ của người mẹ trong bài "Cổng trường mở ra" của Lý Lan Đề bài : Hình ảnh đứa con thơ trong bài "Cổng trường mở ra" của Lý Lan Để bài : Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Sang năm con lên bẩy" của Vũ Đình Minh Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đề bài : Cảm nhận của em về tình mẹ Đề bài : Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Tố gỗ hơn tốt nước sơn” Đề bài : Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công….Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng” Đề bài : Cảm nghĩ về câu cao dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” Đề bài : Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch Đề bài : Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài Đề bài : Giải thích câu tục ngữ sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người Đề bài : Giải thích câu nói “Sách là người bạn tốt của con người” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Đề bài : Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” Đề bài : nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” Đề bài : Phân tích bài Đề bài : Tả về cô giáo mầm non của em.
Hataku Merry
Xem chi tiết
LIÊN
20 tháng 8 2016 lúc 21:08
Ai cũng có lần mắc lỗi, nhưng có những lỗi lầm ta thật khó quên. Tôi đã có lần như vậy. Tôi mắc lỗi với mẹ, đã lâu lắm rồi mà tôi vẫn không quên.Chuyện xảy ra vào một mùa hè cách đây khoảng hai năm. Khi đó mẹ tôi là bác sĩ quân y, suốt ngày bận rộn việc cơ quan và gia đình. Hôm đó, nhìn thấy mẹ đi làm về, tôi chạy ra chào mẹ rồi chạy vội vào góc học tập đê đọc nốt quyên truyện tranh Co-nan. Một lát sau, tôi nghe tiếng mẹ gọi dưới nhà: – Trang ơi, xuống quét nhà hộ mẹ đi con. – Con đang bận mẹ ơi. – Tôi nói, mắt vẫn không rời quyển truyện. Mẹ đột ngột bước vào phòng tôi, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi: – Sao con không quét nhà hộ mẹ mà vẫn ngồi đây đọc truyện?  Tôi phụng phịu cất quyển truyện vào ngăn bàn, lê bước xuống nhà, cầm lấy cây chổi vung tứ tung cho xong. Đồ bị rơi xuống đất tôi cũng chẳng thèm nhặt lên. Mặt tôi cau có, giận dữ. Căn phòng khách gọn ghẽ, đẹp đẽ của mẹ dưới bàn tay tôi đã bừa bộn như một bãi chiến trường. Mẹ nhẹ nhàng bảo:– Con nhẹ tay thôi không hư hết đồ đạc bây giờ.Sự bực bội trong tôi chợt bùng lên. Tôi ném cái chổi xuống đất, hét vào mặt mẹ:– Thế con phải làm thế nào. Nếu mẹ không vừa ý thì mẹ tự đi mà dọn lấy.Mẹ sững sờ nhìn tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi cãi mẹ, sau mẹ buồn rầu nói:– Nếu con không muốn làm thì thôi, từ giờ mẹ sẽ không nhờ con nữa.Mặc dù biết là mình có lỗi nhưng tôi vẫn chạy lên phòng, khoá cửa lại, ngồi vào bàn. Tôi lấy sách vở ra nhưng không làm nổi một bài nào. Hình ảnh mẹ với đôi mắt ngấn nước luôn hiện ra. Tôi đã hỗn láo với mẹ. Trong bữa cơm buổi tối, bố hỏi vì sao tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi không trả lời được. Sự hối hận làm tôi bật khóc. Lỗi của tôi đối với mẹ là không thể chấp nhận được. Tôi muốn xin lỗi mẹ nhưng không dám. Đêm hôm ấy, mẹ tôi phải đi cấp cứu. Bác sĩ nói mẹ bị cảm nặng và kiệt súc. Nhìn mẹ xanh xao nằm trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng. Phải chăng lúc đó tôi cố giúp mẹ việc nhà thì mẹ đâu đến nỗi? Tôi nắm lấy bàn tay xương xương, gầy gầy của mẹ, nghẹn ngào nói trong nước mắt: "Mẹ ơi, con có lỗi với mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!". Đã hai năm trôi qua nhưng tôi không quên được ngày hôm ấy. Giờ tôi đã là nữ sinh lớp sáu, đã trưởng thành hơn và biết giúp mẹ nhiều việc nhà. Tói tự nhủ với lòng mình, sẽ không bao giờ được phép lặp lại lỗi lầm như thế nữa. Bởi vì, bạn biết không, nếu như chúng ta đối xử không tốt với những người thân yêu ruột thịt của mình, chúng ta sẽ cảm thấy cắn rứt và tội lỗi.
Bình luận (0)
LIÊN
20 tháng 8 2016 lúc 21:09

bạn ơi thật ra tên mình ko phải là liên đâu nhé hehe

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 19:49

Nguyên nhân khiến đoạn văn trở nên khó hiểu:

+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;

+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;

+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.

- Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 20:08

- Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.

- Sửa lại đoạn văn:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Không Quan Tâm
27 tháng 8 2016 lúc 8:29

bài ca dao nào zậy ??? Bạn ghi ra đi

Bình luận (0)
Đạt Trần
19 tháng 8 2017 lúc 13:31

Nếu ca dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,... Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.

Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp :

Ở đâu có chín từng mây

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mủ lại ở hang

Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?...

Cô gái đáp :

Trên trời có chín từng mây

Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng

Chùa Hương Tích thì lại ở hang

Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không...

Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo. Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau... Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng... mộng và... thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá. Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước :

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam. Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình... Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ :

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Hoặc :

Ai đi đâu đấy hỡi ai

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.

Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ:

Một ngày hai buổi cơm đèn

Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng.

Hoặc :

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

-Thân em như hạt mưa sa...

Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao "Đứng bên ni đồng..." theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ "thân em" nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị. Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình "Thân em như chẽn lúa đòng đòng...". Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì... khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ "thân em", "phất phơ" vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. "Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây"... Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa. Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...

Bình luận (0)
Nguyễn Tử Đằng
19 tháng 8 2017 lúc 15:29

Nếu ca dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,... Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau. Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp : Ở đâu có chín từng mây Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng? Chùa nào mủ lại ở hang Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?... Cô gái đáp : Trên trời có chín từng mây Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng Chùa Hương Tích thì lại ở hang Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không... Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo. Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau... Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng... mộng và... thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá. Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam. Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình... Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ : Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Hoặc : Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ: Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh, em đứng một mình cũng xinh. Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ: Một ngày hai buổi cơm đèn Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng. Hoặc : - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân em như hạt mưa sa... Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao "Đứng bên ni đồng..." theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ "thân em" nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị. Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình "Thân em như chẽn lúa đòng đòng...". Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì... khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ "thân em", "phất phơ" vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. "Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây"... Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa. Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 14:49

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, trực tiếp tham gia cốt truyện – tức là cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về tình cảm như em gái mình.

- Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn.

- Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thanh và Thuỷ.

Bình luận (0)
Ngô Châu Bảo Oanh
28 tháng 8 2016 lúc 14:38

 Người xưng “tôi” là Thành, chứng kiến sự việc xảy ra và cũng là người chịu nỗi bất hạnh do bố mẹ tạo nên.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất đã làm tăng thêm tính chân thật và có tính thuyết phục cao

Bình luận (0)
Isolde Moria
28 tháng 8 2016 lúc 14:40

+ Giúp tác giả không bị ràng buộc khi thể hiện cảm xúc

+ Tăng tính đúng đắn và chân thực cho truyện ngắn

Từ đó , tác giả có thể miêu tả cảm xúc nhân vật một cách chân thực nhất

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
28 tháng 8 2016 lúc 14:57

Đến với văn bản, ta vô cùng ấn tượng với nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tên truyện đã khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc tiếp tục tìm hiểu. Nhan đề vần bản đã góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, ý đồ đó được thề hiện rất rõ qua hình ảnh trung tâm là những con búp bê. Chúng ta cũng biết búp bê là thứ đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ, nó gợi lên sự vô tư, trong sáng giống như hai anh em Thành và Thuỷ vậy. Lẽ ra các em phải cùng được sống trong một gia đình hạnh phúc, cùng được nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ ấy thế mà các em đành phải chia tay nhau...

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 14:56

- Đến với văn bản, ta vô cùng ấn tượng với nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tên truyện đã khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc tiếp tục tìm hiểu. Nhan đề vần bản đã góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, ý đồ đó được thề hiện rất rõ qua hình ảnh trung tâm là những con búp bê.

- Chúng ta cũng biết búp bê là thứ đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ, nó gợi lên sự vô tư, trong sáng giống như hai anh em Thành và Thuỷ vậy. Lẽ ra các em phải cùng được sống trong một gia đình hạnh phúc, cùng được nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ ấy thế mà các em đành phải chia tay nhau...

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 9:20

- Tên truyện tất nhiên phải liên quan đến ý nghĩa của câu chuyện. Bởi vì không có một tên truyện này lại không liên quan đến ý nghĩa của chuyện. 

- Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều ý nghĩa. + Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. + Đằng sau những con búp bê ấy ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thủy cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai an hem đâu có tội tình gì thế mà cũng phải chia tay. + Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.
 
Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 15:12

- Khi anh của mình chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ Thuỷ đã có lời nói và hành động: “Em bỗng tru tréo lên giận dữ: - Anh lại chia rẽ con Vệ sĩ với con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế?”. Lời nói và hành động đó có sự mâu thuần với nhau bởi lẽ: Một mặt khi thây anh chia đồ chơi em đã rất tức tối, song điều đó lại hoàn toàn ngược lại với tình yêu thương vô bờ em đã dành cho anh trai của mình, em đã rất bôi rối vì sợ rằng không có ai gác đêm cho anh ngủ.

- Đặt ra tình huống này, mọi người đều thấy chỉ có một cách giải quyết mâu thuẫn trên hiệu quả nhất là bô" mẹ Thành và Thuỷ đoàn tụ với nhau thì hai anh em Thành và Thuỷ không phải chia tay nhau.

- Kết thúc truyện với một chi tiết hết sức xúc động: Thuỷ đã để lại con Em nhỏ bên cạnh con Vệ sĩ cho anh trai của mình đế những con búp bê không phải xa nhau. Cách giải quyết đó cho thây Thuỷ là một em nhỏ giàu lòng vị tha, biết hy sinh vì người khác. Điều đó cũng khẳng định, em vô cùng yêu quý anh trai của mình và thương xót cho cảnh chia lìa của những con búp bê vô tội. Cách giải quyết trên còn gợi lên trong lòng người đọc sự xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em Thành, Thuỷ và nhừng em nhỏ có hoàn cảnh tương tự.

Bình luận (0)
Lê Uyên Nhi
15 tháng 6 2017 lúc 16:55

- Sự mâu thuẫn của Thủy.

+ Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”

= > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau.

+ Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”.

= > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu”

- Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau và con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa.

- Cách giải quyết của Thủy: + Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

+ Chi tiết ấy đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm: Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
28 tháng 8 2016 lúc 15:06

Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? - Sự mâu thuẫn của Thủy. + Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?” = > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau. + Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”. = > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu” (Vũ Dương Quỹ) - Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau và con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa. - Cách giải quyết của Thủy: + Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. + Ý nghĩa: Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa.

Bình luận (0)
Đặng Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
29 tháng 8 2016 lúc 20:04

Người thân:

MB: Nếu ai hỏi tôi, tôi yêu ai nhất trong gia đình thì tôi sẽ trả lời ngay, tôi yêu mẹ nhất.

KB: Tôi rất yêu người mẹ của tôi, tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng mẹ.

Bạn bè:

MB: Ở trên lớp, có một người bạn mà luôn luôn gắn bó với tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn, đó là người bạn thân nhất của tôi - Ngọc.

Bình luận (5)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 20:16

Cách nói trên chưa chính xác vì:

- Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.

- Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.

Bình luận (2)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
trần châu
13 tháng 11 2016 lúc 19:36

này bạn, hôm nay là sinh nhật tớ. Nếu bạn rảnh thì đến nhà tớ ăn mừng sinh nhật tớ nhé

Bình luận (0)