So sánh sự giống nhau của từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ?
So sánh sự giống nhau của từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ?
Từ đồng nghĩa : Những từ gần nhau về nghĩa, có âm thanh khác nhau, cùng thuộc về một từ loại, nhưng khác nhau về các sắc thái thể hiện của cùng một khái niệm. Vd : bế với bồng, mang với vác ...
Từ trái nghĩa : Những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic, nhưng có mối liên hệ về nghĩa đối với nhau. Vd : nông và sâu, xấu và tốt ...
Bạn có thể so sánh từ 2 định nghĩa đó để tìm mối liên hệ ^^!
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…
( Theo Thu Hạnh/ TTXVN )
Câu 1.
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
b. Văn bản trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2 ?
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu: “ Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người”.
Câu 3. Khái quát nội dung chính văn bản trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5. Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) chứng minh rằng: Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Câu 6. Đề cao sự kiên trì nỗ lực để đạt đến thành công, nhân dân ta có câu
“ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Câu 1:+ PTBĐ của văn bản trên là : TS + MT
+ Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Cây 2-Trạng ngữ trong câu in đậm là : lúc ở chiến khu
→ Công dụng : để chỉ nơi Người từng sinh sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người
Câu 3:Nội dung : đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua mọi mặt
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc văn động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19/7/2007)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết câu vừa tìm được rút gọn thành phần nào?
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
Câu 3. Khái quát nội dung chính văn bản trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5. Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Câu 6. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
( Nguồn, internet)
Câu 1 :
a. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?
b. Theo văn bản, ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở những dạng nào?
Câu 2 : Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:
“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”
Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh
Câu 4 : Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.
II. Tạo lập văn bản
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta.
Câu 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công
Viết đoạn văn chứng minh chủ đề : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có .
Tham khảo:
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
REFER
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó
Tham khảo:
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương....luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, có những tình cảm, cảm xúc sẵn có trong mỗi người nhưng nhờ có văn chương mà nó trở nên sâu sắc hơn. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống và phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.