ai iu luhan thi kat pan va mk nha
ai iu vuong tuan khai thi ket pan va mk nha
ai iu dich duong thien ti thi krt ban vs mk nha
ai iu EXO thi ket pan va mk nha
ai iu TFBoys thi ket pan vs mk nha
iu moi ng nhiu nhiu
ai iu luhan thi kat pan va mk nha
ai iu vuong tuan khai thi ket pan va mk nha
ai iu dich duong thien ti thi krt ban vs mk nha
ai iu EXO thi ket pan va mk nha
ai iu TFBoys thi ket pan vs mk nha
iu moi ng nhiu nhiu
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Lên - Nin có câu : '' Học , học nữa , học mãi . '' Sự văn minh của con người hiện nay bắt nguồn từ thuở sơ khai . Trải qua các thời kì , con người dần tìm ra cái mới cái hiện đại . Muốn được vậy , điều duy nhất và cũng là điều cơ bản nhất là phải tìm tòi học tập . Chỉ có việc học tập mới đem lại sự thành công . Kiến thức loài người là vô tận , vì thế phải học không được ngừng nghĩ , học một cách miệt mài . Tuy nhiên , xã hội càng hiện đại , con người càng mất đi quan niệm sự quan trọng của việc học tập . Vì thế : '' Nếu khi còn trẻ ta ko chịu khó học tập thì lớn lên ta chẳng làm việc gì có ích .''
Học tập gắn liền với mỗi đa chúng ta , là quá trình tìm tòi nghiên cứu , khai thác những điều mới mẻ để từ đó tích lũy kiến thức cho bản thân và sau này giúp đỡ cho xã hội . Đời người được ví như những trang giấy trắng , trải qua quá trình học tập những trang giấy ấy sẽ toàn là chữ là những điều vô cùng bổ ích . Con người sinh ra đều có quyền được học tập , vậy thì sao lại ko thực hiện điều đó từ lúc nhỏ ?
.
Hiện nay qua thực tế ta nhận thấy có nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học ở lớp để đánh điện tử, về nhà không chịu ôn bài. Hơn thế các bạn còn có thái độ học tập chưa nghiêm túc và tự giác, nhiều bạn coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ đã giao cho, cho nên học theo kiểu đối phó, học cho xong. Có thể nói đây là một vấn đề cần được xem xét bởi việc chểnh mảng học hành của các bạn sẽ ảnh hưởng , rất lơn đến tương lai sau này.
Bởi như chúng ta đã biết, ai sinh ra và lớn lên cũng mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì đó có ích cho bản thân cho gia đình cho xã hội. Tuy nhiên để làm được điều đó con người cần có tri thức, mà tri thức lại là một lĩnh vực đòi mỗi người phải cố gắng, chăm chỉ học hỏi. Và học tập là một quá trình tích luỹ lâu dài từng bước, và theo một hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, để làm tốt điều đó người học sinh phải học tập chăm chỉ từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường, từ những năm học đầu tiên bởi các lớp dưới bao giờ cũng là gốc rễ, là tri thức nền tảng cơ bản. Nếu không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì học càng cao càng không hiểu bài, người ta thường ví việc học đó như cây không có rễ. Và đối với mỗi con người, thời gian dành cho học tập có thể là suốt đời nhưng học ở trường lớp để tiếp thu những kiến thức cơ bản thì chỉ có một khoảng thời gian nhất định nó phù hợp với lứa tuổi. Chẳng thế mới có chuyện có rất nhiều người sau này lớn lên không nghề nghiệp bởi ngày xưa đi học thì mải chơi không chịu học nên giờ tiếc nuối, nhưng lúc đó đã quá lớn làm sao dám đi học lại cấp 2, cấp 3. Vậy nên nếu không nhận thức vấn đề học tập một cách nghiêm túc chắc chắn sau này có hối tiếc cũng không kịp nữa.
Vậy nên khi còn học phổ thông phải chú ý học tập ngay từ đầu để tránh tình trạng rỗng kiến thức, bởi khi kiến thức đã rỗng rồi sẽ không nắm được các bài học tiếp theo, từ đó nảy sinh tâm lí chán học bởi thấy càng học càng không hiểu và dễ bỏ học lúc nào thuận lợi. Thường ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều người phải làm việc vất vả, quần quật cả ngày : lẫn đêm bằng tay chân thế nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, mà nếu xét nguyên nhân sâu xa đó là do họ chưa có đủ tri thức khoa học. Còn nếu muốn học tốt thì việc làm đầu tiên là phải chăm chỉ nghe cô giáo giảng ở trên lớp, về nhà học lại bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài cho buổi học tiêp theo và đặc biệt phải luôn cố gắng tập trung suy nghĩ theo ý tưởng của mình thì việc học mới đem lại kết quả cao, bởi cách học theo ý sáng tạo của mình sẽ giúp ta nhớ lâu và phát huy được trí thông minh vốn có trong mỗi con người. Và tích lũy tri thức là một quá trình cần mẫn lâu dài bởi thế chỉ cần chăm chỉ chịu khó suy nghĩ tìm tòi thì Có công mài sắt có ngày nên kim, chắc chắn sau một thời gian chăm chỉ ta sẽ có một lượng kiến thức vững chắc. Người ta thường nói thiên tài là do 99 % sự chăm chỉ còn chỉ có 1% là do thông minh bẩm sinh. Do vậy ai cũng có thể trở thành thiên tài nếu bạn thật sự cố gắng chuyên tâm vào việc học tập, tất nhiên sự chăm chỉ đó đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo. Còn nếu chỉ chăm chỉ học thuộc những lời cô giáo một cách máy móc thì việc học đó sẽ chỉ như con vẹt học nói.
Từ đó để nói lên rằng học giỏi hay không là chính do bản thân mình quyết định và nói rộng ra tương lai của bạn có tươi đẹp hay không cũng chính là do bạn quyết định. Cánh cửa duy nhất giúp bạn tiến vào tương lai một cách tươi sáng chính là tri thức. Tri thức giúp con người hiểu biết được thế giới, hiểu về khoa học, về con người… Và đó cũng chính là kiến thức cơ bản để ta có thể làm việc được. Chẳng hạn bạn muốn sửa một chiếc xe máy thì bạn phải biết nó bị hỏng ở chỗ nào và quan trọng hơn là vì sao nó hỏng thì từ đó mới tìm ra giải pháp. Vậy nên nếu không học thì bạn sẽ không có trình độ hiểu sự vật, thế giới một cách đúng đắn về khoa học được. Và kiến thức chỉ có thể đến với những ai chăm chỉ chịu khó học tập. Nó chính là hành trang, là số “vốn” có giá trị nhất để ta có thể học tập và làm việc ở những chặng đường tiếp theo. Bởi vậy nếu không chịu khó học tập bạn sẽ không có bất cứ một tri thức để bước vào cuộc sống.
Từ đó ta nhận thấy đối với mỗi học sinh chúng ta, những người chủ trong tương lai cần có một khối lượng tri thức để tào dựng cho mình một tương lai vững chắc và để có thể làm tốt được điều đó con đương duy nhất của chúng là phái học tập sao cho thật tốt. Điều đó vô cùng quan trọng để trước tiên thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ tiếp đến là tạo hành trang vững chắc vào đời. Do đó việc học tập đối với chúng ta, những học sinh đang cắp sách đến là vô cùng quan trọng.
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
hãy viết một bài văn nghĩ luận về nết đẹp văn hoá vào sự tinh tuý của bánh chưng ngày tết.
ĐỀ NÀY MÌNH TỰ NGHĨ NÊN KHÔNG CÓ TRÊN MẠNG ĐÂU NHA!!!
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.
Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hòa. Từng gia đình quây quần sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn. Trên bàn thờ gia tiên bày biện bánh chưng, bánh tét, trái cây, hoa tươi, nhang, đèn… Gia chủ thắp nhang khấn vái trời đất, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong phòng khách mỗi nhà đều có một cành đào hoặc cành mai, chậu cúc… để trưng trong ba ngày Tết cho thêm phần vui tươi. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm. Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Tình cảm con người làm cho buổi sáng mồng một Tết rực rỡ, sáng sủa hơn mọi ngày. Dân gian có câu : Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới. Mọi điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội… trong năm mới tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền lễ chùa trong dịp Tết. Dân tộc Việt xưa nay phần lớn theo nghề nông, quanh năm vất vả, sống phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên. Trong những ngày Tết, nhân dịp nông nhàn mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn lâng lâng thanh thản và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân. Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên trong năm mới. Người Việt Nam xưa ăn Tết vui xuân bằng các hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa… Các trò chơi dân gian sinh động đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng và cũng từ các lễ hội đó, ca dao hò vè, văn học dân gian được sáng tác truyền miệng lưu truyền đến ngày nay. Văn hóa làng xã được vun đắp, giữ gìn từ đời này qua đời khác. Theo quy luật của Tạo hóa, mỗi lần Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bạn thBạnam khBạn tham khảo nhé!ảo nhé!Viết 1 đoạn văn về câu ca dao :
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vài tay ai.
Người phụ nữ xưa ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình. Tuy vậy, số phận của họ thật chông chênh, không có gì đảm bảo.
“Thân em như tấm lụa đàoTinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”
câu 1: xác định biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu. Tác dụng của biện pháp tu từ trên là gì?