Hỏi đáp
Năm 2020 phải nói là một năm rất khó khăn với mỗi quốc gia,các ngành công nghiệp lao dốc trầm trọng,nhiều nơi người dân còn thiếu cái ăn,cái mặc.Số người chết thì nhiều vô kể,chủ yếu là những người già đã có bệnh nền từ trước.Năm 2020 nói thật là năm khủng hoảng kinh tế của rất nhiều quốc gia,những y bác sĩ có người phải xa gia đình để đến với nơi tuyến đầu trống dịch,cũng có những người bác sĩ đi xa mà cũng chẳng bao giờ trở về bên người thân bạn bè nữa,để cho những người ở lại đợi mãi mà vẫn không thấy hồi âm.Những vẫn cởn những nơi nào đó vẫn chứa chan đầy ắp tình thương,các điểm phát thức ăn cho những người chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch,ôi ! Tình nghĩa nhân dân ta mới bền chặt biết bao.Đôi khi cũng chỉ là những gói mì tôm nhỏ nhưng cũng đủ cho ta cảm thấy ấm lòng.Vậy là năm 2020 đã đi qua,tiếp đến là năm 2021,năm 2021 sẽ mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới,một kỉ nguyên sẽ không còn cảnh đói khổ,loạn lạc sảy ra,các bn học sinh lại sẽ được đến trường nơi tiếng giảng bài ấm áp lại một lần ữa vang lên.
chúc bn học tốt !!!
Gửi chị gái yêu thương của em!
Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.
Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.
Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.
Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.
“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?
Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!
Viết một bài văn theo chủ đề Hy vọng
Cuộc sống của mỗi người luôn có muôn vàn những khó khăn, chông gai ở phía trước, nhưng dù khắc nghiệt đến đâu mỗi chúng ta vẫn không bao giờ ngừng hi vọng, sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai, đó sẽ là chìa khóa thành công của mỗi người. Bởi trên đường đời, chưa ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng không phải ngã như thế nào, đau đớn ra làm sao mà là ta phải biết đối mặt với nó như thế nào. Nếu mất đi niềm tin, trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên, ta sẽ mãi chìm trong vũng bùn tăm tối và chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến bờ bực của những thất bại. Ngược lại, nếu trong tâm có hi vọng, ta luôn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, tìm được sự bình an, thanh thản trong bất hạnh khổ đau. Đồng thời, thái độ sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ta nhận được sự yêu quý, gần gũi từ những người xung quanh và không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Gần đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước diễn viên Quốc Tuấn – người không từ bỏ hi vọng, đồng hành cùng con suốt mười lăm năm ròng rã. Để rồi, sau tất cả, hạnh phúc đã thực sự mỉm cười với anh và gia đình. Dù vậy, không phải ai cũng tìm được ngọn lửa hi vọng để thắp sáng tương lai của chính mình. Một số dễ dàng bi lụy trước khó khăn, từ bỏ ước mơ và sống một cuộc đời mờ nhạt. Số khác thì lại cứ lao theo những ảo vọng xa vời, những mộng tưởng phù phiếm mà dần lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống. và cuối cùng họ trở thành cái bóng mờ nhạt trên chính cuộc đời của mình. Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”. Vậy nên, tất cả chúng ta hãy tìm cho mình những hi vọng đúng đắn và sống hết mình từng giây từng phút để thực hiện những giấc mơ của bản thân.
Câu 2 :
BPNT : nhân hóa
--> Tác dụng : nhấn mạnh việc nói trên là chẳng có thứ vũ khí quyền lực gì mà có thể níu giữ được tình yêu hay trái tim của một người
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Neu thưởng xuyên theo dõi cập nhất mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trưởng han mắc bệnh liên tục tầng. Tỉnh đến ngày 19/2/2020, thế giới đã ghi nhân 75 199 ngưười dươmg tính với chùng mới virus corona. Con số này là cao bơm rất nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2003. Virus COVID-19 hav còn vọi coranavirus 2019 là một loại virus dường hỗ hấp mới, xuất hiện từ nguồn động vật, vây bệnh viêm dường hô hấp cấp ở người và có khả năng lấy lan từ người sane neười.Cùng với SAR-CoV, MERS- CoV, COVID-19 là những chung coronavirus nguy hiểm. Theo thông báo chính thíc từ WHO, các triệu chứng COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:dau nhứcc đầu đau cơ, khó chịu, sốt cao (trên 38 độ),chảy nước mũi,ho hoặc đau hong, cảm thấy khó thở, có thể diễn biến đến viêm phối nặng. Đặc biệt, ở nhhững người có bệnh mạn tính, suy giảm miền dịch dễ dẫn tới suy hỗ hấp cấp tiển triển và từ vong. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng nghỉ ngờ, người bệnh cần cẩn thân thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyên của mình trong vòng 2 tuần gần nhất cho bác sĩ để đánh giá xem có xuất hiện các yêu tô nguy cơ. Hiện chưa có thuốc đliều trị đặc hiệu và chưa có vặc xin phòng bệnh do chủng mới virus corona (NCOV). Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tê tập trung diều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác. Đối với nhữn dương tính với virus sẽ dược kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hồ trợ hô hấp, ho hạ sốt, điều chinh roi loạn nước, điện giải, tăng cường sức để kháng và diều trị bệnh nến nếu có. Việc giảm sát và cách ly người nhiễm 1COV cũng là vấn để quan trọng cấp thiết hiện nay. Do chúng mởi virus COVID-19 chưa từmg dược xác định trước đó, các giai đoạn lấy bệnh vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thì mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế trường hợp trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, (Theo nguồn tin. Bệnh viện Phucơng Đông .19.02.2020) Câu 1. Chỉ ra những triệu chứng thưong gặp của dịch bệnh COVID 19 dược nêu trong văn bản. Câu 2. Vì sao: "Việc giảm sát và cách ly người nhiễm COVID19 là vấn dề quan trọng cáp thiết hiện nay? Câu 3.Việc cập nhật tình hình dịch bệnh COVID 19 thưong xuyên có ý nghĩa gì dối với mỗi người trong thời diểm hiện nay? Câu 4. Anh/ chị có dồng tình với ý kiến: "Khi gặp các triệu ching nghi ngờ, người bệnh cần cần thận thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyên của mình trong vòng 2 tuần gản nhất cho bác sĩ dễ đánh giả xem có xuất hiện các yếu tố nguy cơ"dược nêu trong văn bản không? Vì sao? II. Làm văn. (7.0 diểm) Câu 1. (2,0 diểm) Từ nội dung ở phần doc- hiểu, anh (chi) hãy viết mot doạn van khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về việc can làm dễ bio vệ mình và cộng dồng truớc nguy codai dich COVID-19 hiện nay? Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chi vê doạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rằm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công dỏ đuốc từng doàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thăm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. (Trích Việt Bac, Tổ Hữu - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo duc Việt Nam, 2016) Từ đó, nhận xét về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân... .
. Thơ Hồ Xuân Hương khẳng định vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người phụ nữ (Bánh trôi nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Để tranh tố nữ).
Bà lên tiếng đòi hạnh phúc lứa đôi, quyền sống cho người phụ nữ. Do đó, bà đi sâu vào những bi kịch chua chát mà người phụ nữ phải gánh chịu theo những chế ước nặng nề của lễ giáo phong kiến, vào nỗi cô đơn trống trải của họ. Thơ cho mình hoặc cho đời đều thấm thía, đau xót như thế (Làmlẽ, Không chồng mà chửa, Tự tình).
IQ I not Reading Viet Nam ??
Copy cũng được nhưng copy thì phải cop đúng trọng tâm,đúng đề và quan trọng phải $\LARGE{\text{CÙNG LẮM}}$ thì mới copy
Thì cùng lắm mới copy thui mì. Mà ở trong đây có nhìu người giỏi lém lun ớ!! Chẳng hạn như : ❓Trang❓ở❓nơi❓xa❓có❓nhớ❓Tuyết❓đây❓còn❓nhớ❓cô❓gái❓tên❓Trang❓Yêu❓sinh❓học ( tên dài qué, nói mãi nhưng ảnh ko cho bít tên thật ) , ..... Còn nhìu lém nhưng... bệnh lười tái phát rùi.
cCác bạn ơi mình đang cần gấp . Giúp mình vs .
Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.
“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.
“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.
Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”
Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.
Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.
Tham khảo ạ:
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.
Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.
Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.
Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.
Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.
Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.
Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.
Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.
Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.
Bằng tình yêu Tây Nguyên, sự quan sát tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
I . Mở bàiKim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị , biết hướng tới tương lai tươi đẹp .
II . Thân bàiKim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng .Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Những người năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo , dở khóc , dở cười giữa Tràng và Thị , một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói .Kim Lân đã tạo nên một tình huống độc đáo : Tràng nhặt được vợ để từ đó làm nổi bật khao khát hạnh phúc , tình yêu thương , cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói . Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế : nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ .Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.
Tình huống truyện trên đã khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật , đặc biệt là Tràng.
Anh cu Tràng cục mịch, khù khờ, bỗng nhiên trở thành người thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá, khiến Tràng rất đỗi ngỡ ngàng “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Rồi cái ngỡ ngàng trước hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu hình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình – một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi.. Chàng thanh niên nghèo khó “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
Mặc dù người vợ được hắn nhặt về , nhưng Tràng không hề rẻ rúng , khinh miệt thị . Trái lại , Tràng vô cùng trân trọng , coi chuyện lấy thi là một điều nghiêm túc . Khát vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói “ đến thân còn chẳng lo nổi , lại còn đèo bòng” . Tràng chậc lưỡi “ kệ” cái đói , mua cho thị cái thúng con , vài xu dầu và dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát của mẹ con mình . Tràng hồi hộp chờ câu đồng ý chấp thuận của bà cụ Tứ .
Buổi sáng hôm sau , Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra . Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng . Hắn thấy hắn nên người . Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc mơ.
Chi tiết: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng đã có một ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc.
Câu kết truyện “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phớichứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.
III . Kết bài .Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.
Anh/chị tham khảo ạ:
I . Mở bài: Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị , biết hướng tới tương lai tươi đẹp .
II . Thân bài: Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng .Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Những người năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo , dở khóc , dở cười giữa Tràng và Thị , một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói .Kim Lân đã tạo nên một tình huống độc đáo : Tràng nhặt được vợ để từ đó làm nổi bật khao khát hạnh phúc , tình yêu thương , cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói . Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế : nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ .Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.
Tình huống truyện trên đã khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật , đặc biệt là Tràng.
Anh cu Tràng cục mịch, khù khờ, bỗng nhiên trở thành người thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá, khiến Tràng rất đỗi ngỡ ngàng “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Rồi cái ngỡ ngàng trước hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu hình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình – một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi.. Chàng thanh niên nghèo khó “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
Mặc dù người vợ được hắn nhặt về , nhưng Tràng không hề rẻ rúng , khinh miệt thị . Trái lại , Tràng vô cùng trân trọng , coi chuyện lấy thi là một điều nghiêm túc . Khát vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói “ đến thân còn chẳng lo nổi , lại còn đèo bòng” . Tràng chậc lưỡi “ kệ” cái đói , mua cho thị cái thúng con , vài xu dầu và dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát của mẹ con mình . Tràng hồi hộp chờ câu đồng ý chấp thuận của bà cụ Tứ .
Buổi sáng hôm sau , Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra . Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng . Hắn thấy hắn nên người . Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc mơ.
Chi tiết: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng đã có một ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc.
Câu kết truyện “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phớichứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.
III . Kết bài : Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.