Trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Bác Hồ Viết Văn BẢn Tinh Thần yêu nc của nhân dân ta nhằm mục đích gì giúp mình vs ạ đang cần gấp 😔
Phương pháp lập luận "tinh thần yêu nc của nhân dân ta"???
ee tham khảo:
+ Lập luận hàng ngang (1) theo quan hệ nhân quả: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (nguyên nhân) -> nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước (kết quả).
+ Lập luận hàng ngang (3) theo quan hệ tổng phân hợp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Kết quả) -> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ…(cụ thể) -> Đều giong nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (kết quả).
+ Lập! luận hàng ngang (4) theo quan hệ tương đồng: Bổn phận của chúng ta -> giải 1 thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo —> làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến.
+ Lập luận hàng dọc (1) theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước —> Bổn phận của chúng ta.
tham khảo:
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là một văn bản nghị luận vì nó đã nêu ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh được nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
- Đầu tiên tác giả nêu lên vấn đề nghị luận: Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước
.- Sau đó thì tác giả lại đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề nghị luận (dẫn chứng nằm ở các đoạn trong văn bản)
- Cuối cùng là chốt lại vấn đề, nếu kết luận, nhiệm vụ cần phải làm để gìn giữ truyền thống quý báu đó.
- Trong văn bản, tác giả đã nêu lên những luận điểm thuyết phục, và đưa ra những luận cứ xác đáng để giải thích rõ luận điểm văn bản
Cho đoạn trích''Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.Chúng ta có quyên tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng''.Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.
- Biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...).
- Tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang".
ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến."
Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Câu rút gọn:
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến
=> Làm đoạn văn được trở nên mạch lạc, khôg bị lặp từ
Câu đặc biệt:
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy => xác định nơi chốn
PHIẾU HỌC TẬP Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nối, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Câu 1. Em hãy xác định thời điểm biểu hiện rõ nhất sức mạnh của tinh thần yêu nước. Tại sao Bác lại lựa chọn thời điểm đó? Câu 2. Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Nhận xét về cách sử dụng từ loại. Cho biết biện pháp tu từ nào đã được sử dụng? Nêu tác dụng.
1.
Thời điểm: mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng.
Bởi ở ngay thời điểm đó, tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ nhất.
2. Từ ngữ: mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm.
Nhận xét: dùng những từ ghép có liên quan đến nhau làm cho câu văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức lẫn nội dung.
BPTT đã sử dụng: điệp ngữ "nó"
Tác dụng:
- Thể hiện lời văn hùng hồn, mạnh mẽ nhấn mạnh ý chí tinh thần yêu nước mãnh liệt của tác giả.
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
Hãy nêu nội dung chính trong đoạn trích trên?
giúp mình với, Please
Nội dung chính : muốn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tinh thần yêu nước chính là sức mạnh chống lại kẻ địch
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).
Câu 1 đoạn văn trên trích trong văn bản nào ai là tác giả
câu 2 xác định ptbd chính của đoạn văn
câu 3 cho câu văn '' chúng ta có quyền .... Quang Trung''
a chỉ rra và nêu tác dụng của BPTT đc sử dụng trong câu văn trên
b nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn đó
câu 4 theo em, để'' ghii nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc '' thế hệ trẻ đã thể hiện thái độ và ngững hành động thiết thực nào
hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ '' có công mài sắt có ngày nên kim''
mn giúo mình vx ạ mình đang cần gấp chiều nay mình thi rồi help mk vs ạ
1: tinh thân yêu nước của nhân dân ta , TG HỒ CHÍ MINH
2 : nghị luận còn mấy câu còn lại khum biết thông cảm nha :3
a. Tác phẩm : " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta "
2. PTBDC : nghị luận
3.
a. BPTT : liệt kê :
" Bà Trưng, Bà Triệu, TRần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang TRung "
b. Công dụng : Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng trong quá khứ lịch sử dân tộc chưa liệt kê hết
4. Bạn tự tìm ý nha , cũng dễ thôi à :>
ĐỀ LUYỆN TẬP 3
I. Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Xuất xứ của văn bản.
2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Hãy khôi phục thành phần đó. Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu.đó.
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?
4.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
5. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
6.Từ hiểu biết về văn bản chứa đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy nêu ít nhất ba biểu hiện về tình yêu nước của người Việt Nam trong cuộc sống xung quanh em.
Phần II: Làm văn (7đ)
Câu 1 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?