Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

vothithaiuyen

Đang theo dõi (0)


NgocHa-7A
NgocHa-7A

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KỲ I
Năm học 2022 – 2023
MÔN: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hai biển hồ
     Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
     Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
                                            Quà tặng cuộc sống (Nhà xuất bản Trẻ, 2007) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2. Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galile và biển hồ Chết. 
Câu 3. Em hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản. 
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”
Câu 5. Nếu cho em lựa chọn, em sẽ lựa chọn cách sống của biển Chết hay biển Galilê? Vì sao?

NgocHa-7A

ĐỀ LUYỆN TẬP  10

I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời

 “…Trong đình, đèn thắp sáng trưng ; nha lệ , lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phấy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt…. 

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn văn đó? Văn bản thuộc thể loại nào?

Câu 2. Đoạn văn trên nói chủ yếu về nhân vật nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật  đó trong tác phẩm.

Câu 3. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 4.Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề cho văn bản của ông là “Sống chết mặc bay” ?

Câu 5. Qua văn bản “ Sống chết mặc bay” em có nhận xét gì về bộ mặt của quan lại trong xã hôi xưa?

Câu 6. Qua văn bản chứa đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.

Phần II: Làm văn  (7đ)                                                                                                                       

Câu 1: Viết một đoạn văn nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản chứa đoạn trích trên.

NgocHa-7A

Chủ đề:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu hỏi:

ĐỀ LUYỆN TẬP 3
I. Đọc-hiểu (3 điểm)  Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu bên dưới:
       “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Xuất xứ của văn bản.
2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Hãy khôi phục thành phần đó. Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu.đó.
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn? 
4.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?  
5. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? 
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
6.Từ hiểu biết về văn bản chứa đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy nêu ít nhất ba biểu hiện về tình yêu nước của người Việt Nam trong cuộc sống xung quanh em.
Phần II: Làm văn  (7đ)                                                                                                                       
Câu 1 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:    - Không thầy đố mày làm nên.
                                                                           - Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

NgocHa-7A

Chủ đề:

Ca Huế trên sông Hương

Câu hỏi:

Đề 15

I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

  “ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia thiên mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Băc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…

Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.”

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể  loại gì?

2. Chỉ ra biện pháp liệt kê sử dụng trong đoạn văn và  nêu tác dụng?

3. Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?

4. Chỉ ra câu rút gọn? Câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn?

5. Trong câu: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

5. Bên cạnh Huế, em hãy kể tên một số vùng miền khác trên đất nước ta nổi tiếng về dân ca. Kể tên một vài bài dân ca mà em biết

6. Viết đoạn văn 8-10 câu nêu ý nghĩa của việc xây dựng và giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp trong đó có sử dụng phép liệt kê , câu đặc biệt, trạng ngữ . Chỉ rõ

NgocHa-7A