Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

vothithaiuyen

Đang theo dõi (0)


NgocHa-7A

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

ĐỀ LUYỆN TẬP  9
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
        “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy tướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
     Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Đoạn văn trên được trich từ  vb nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ đoạn trích. PTBĐ chính.
2. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn trên. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
3. Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.
4. Tìm và nêu tác dụng phép liệt kê trong đoạn văn trên.

Câu trả lời:

Vườn cây nhà em vào tiết trời mùa xuân, trăm ngàn loài hoa đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Nhưng em thấy ấn tượng và yêu thích nhất vẫn là cây hoa hồng.

Cây hoa hồng nhung đã ở đây được hơn một năm nay rồi. Đó là quà của bố em về cho em sau một chuyến đi công tác. Cây hoa được em trồng ở ngay phía vào của vườn, bất cứ ai đi qua đều có thể thấy được vẻ đẹp của hoa.

Cây hoa hồng không mọc riêng rẽ, ba bốn gốc chụm lại thành khóm. Chiếu cao của cây bằng khoảng nửa người. Thân cây nhỏ nhắn, chỉ to hơn chiếc đũa một xíu, màu xanh đậm. Hoa hồng đặc biệt hơn với những loài hoa khác là thân cây có rất nhiều gai. Những chiếc gai nhọn hoắt, có thể làm bị thương bất cứ ai cố tình làm hại đến cây. Đó chính là những người lính trung thành bảo vệ cho vị công chúa hồng nhung kiêu sa ở trên. Xung quanh thân cây là những chiếc lá cây nhỏ nhắn, hình răng cưa mọc so le với nhau.

Màu xanh đậm của thân và lá càng hòa hợp và tôn lên màu sắc của hoa. Những nụ hồng ban đầu e ấp, chụm lại, khép nép và nhỏ xíu. Chỉ có thể thấy được màu hồng đậm ở bên ngoài cánh hoa. Rồi một buổi sớm, khi được ánh nắng mai chan hòa, làn gió nhẹ đánh thức, nàng công chúa kín đáo cũng muốn mở mắt ngắm nhìn cuộc đời. Những cánh hoa bắt đầu xòe nở, bung ra bên ngoài hứng lấy những giọt sương sớm. Những cánh hoa mềm mại, mượt mà y như tên nhung của nó vậy. Chiếc lá này chở che cho chiếc kia, lá ngoài đùm bọc lá trong để tạo nên bông hoa chặt chẽ và làm nổi bật nhị hoa.

Từ thân cây và những bông hoa làm nên vẻ đẹp kiêu sa và quý phái cho hoa hồng. Hương hoa hồng rất thơm. Mùi hương có phần nồng nàn được gió phát đi khắp không gian gây hấp dẫn cho con người và cả những loài côn trùng. Vì thế, cứ đến mùa hoa nở là những ong bướm lại rủ nhau kéo về đây. Những bông hoa tô sắc cho khu vườn. Bên những cúc trắng, những hoa loa kèn đỏ tươi, màu đỏ thanh tao của hoa hồng vẫn thật nổi bật. Nàng như là nữ hoàng của cả khu vườn vậy.

Em rất thích ngắm nhìn hoa hồng vào những buổi sớm mai. Và em cũng hiểu tại sao hoa hồng lại được yêu thích và trở thành quốc hoa của nhiều nước đến vậy.

NgocHa-7A

Chủ đề:

Ý nghĩa văn chương

Câu hỏi:

ĐỀ LUYỆN TẬP  8
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
… Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. 
[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Nêu công dụng và ý nghĩa của văn chương.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Phân tích thành phần cấu tạo của câu sau. Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Câu 4. Trong câu trên, ngoài cụm chủ - vị làm nòng cốt câu (chủ ngữ - vị ngữ) các cụm chủ - vị còn lại đóng vai trò gì?
Câu 5.Dấu chấm phẩy trong câu dùng để làm gì?
Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 

NgocHa-7A

Chủ đề:

Ý nghĩa văn chương

Câu hỏi:

ĐỀ LUYỆN TẬP  7
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? 
2. Tìm cụm chủ vị mở rộng trong câu văn in đậm và cho biết cụm chủ vị đó mở rộng cho thành phần nào của câu hoặc của cụm từ ?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 
4. Theo em, tác giả kể câu chuyện về một nhà thi sĩ Ấn Độ nhằm dụng ý gì ?
5. Kể tên một tác phẩm văn học mà em được học, được đọc có đề cao, ca ngợi tình yêu thương. Phân tích một vài nét để thấy rõ điều đó.
6. Theo tác giả, văn chương có nguồn gốc từ đâu?