Tập làm văn lớp 9

thị thanh loc trần
Xem chi tiết
qwerty
22 tháng 3 2017 lúc 19:05

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
- Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
II. Thân bài:
1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
- Bếp lửa “ấp iu”.
( Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.
b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
“Đói mòn đói mỏi”
“Bố đi đánh xe...”
“Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
- Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
+ “Bà hay kể chuyện...”
+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”.
( Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.
- Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.
( Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng...
2) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
a) Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa.............
.................
Nhóm......................tuổi thơ”
( Điệp từ nhóm + từ “nhóm” nhiều nghĩa ( diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng trong mỗi gia đình.
+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
( Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh ( liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen ( ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
( Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống,

Bình luận (1)
PT Hương Giang
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 13:12

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 14:50

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”

“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởngdược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn” Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 11:24

HÂN TÍCH ĐỂ

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bình luận (0)
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
nhi pham
5 tháng 12 2016 lúc 20:31

Mở bài:
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
Thân bài:
1/ Lịch sử chiêc áo dài:
a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam


Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động c ủa người phụ nữ ngày nay.

 

 

2/ Cấu tạo:
a/ Các bộ phận:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3/ Công dụng:
Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4/ Bảo quản:
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

Bình luận (1)
Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 13:49

Tham khảo bài này nhé !

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Bình luận (1)
Đạt Trần
25 tháng 12 2017 lúc 20:33

1. Mở bài

Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước. Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

2. Thân bài

a/ Lịch sử chiếc áo dài

Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen. Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng. Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt. Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng. Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

b/ Cấu tạo

* Các bộ phận

Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

* Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,... màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

c/ Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

d/ Bảo quản: Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

3. Kết bài: Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

Bình luận (0)
Võ Nam Định
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
16 tháng 9 2017 lúc 23:09

Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.

Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm...Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.

Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.

Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mật trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.

Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "hand­made" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.

Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!

Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa...



Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
10 tháng 12 2017 lúc 21:01

"Ngôi nhà" ôi hai tiếng gọi sao mà thân thương đến vậy! Ngôi nhà - nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong những câu hát ru êm ái của mẹ và được âu yếm trong vòng tay ấm áp với những câu chuyện cổ tích lý thú của bà. Ngôi nhà - nơi đã ôm ấp bao niềm vui nỗi buồn của từng thành viên trong gia đình tôi. Cũng chính tại ngôi nhà thân thương ấy đã nâng bước tôi trưởng thành đến với bến bờ thành công chói lọi. Nơi ấy mọi vẻ đẹp đã quá đỗi thân thương đối với tôi... Ngôi nhà ấy cũng bình thường như bao ngôi nhà khác nhưng trong mắt tôi nó là một mái ấm hạnh phúc nhất. Từ xa nhìn lại, ngôi nhà hiện lên với mái ngói đỏ tươi. Lại gần, ngôi nhà khoác trên mình chiếc áo màu vàng chanh pha lẫn màu trắng sữa với những nét hoa văn. Đó là căn nhà nằm trên địa phận của con đường 308, cách trường tôi không xa lắm. Nó được xây cách đây hơn 4 năm rồi. Tuy phải trải qua nhiều mưa nắng nhưng ngôi nhà vẫn còn tuyệt lắm bởi bố mẹ tôi đã tu sửa lại phần nào cho nó. Căn nhà không rộng lắm nhưng cũng đầy đủ tiện nghi. Cánh cửa chính ra vào là cánh cửa xếp được sơn màu xanh trông thật lịch lãm. Bên trong lại là cửa kính lúc nào cũng bóng nhoáng bởi chị em tôi rất chăm chỉ lau chùi.Ngôi nhà thân thương ấy được xây bằng gạch vữa rất bền bỉ và vững chắc. Nó là loại nhà hai tầng. Đi qua hai loại cửa chính là phòng khách, phòng này được bố mẹ tôi để mắt đến nhiều nhất nên cánh bầy bố và trang trí rất gọn gàng, sang trọng. Bên này là chiếc ghế sofa nâu, bên kia là chiếc ti vi to đặc biệt là trên bàn uống nước lúc nào mẹ tôi cũng đặt một lọ hoa nhỏ để tạo cho ngôi nhà có một sức sống mãnh liệt làm cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn. Căn phòng này cũng chính là nơi để tiếp khách và là nơi sum họp gia đình sau mỗi bữa cơm chiều. Tiếp đến là phòng ngủ của bố mẹ tôi. Ngay cạnh đó là phòng bếp, đây cũng là nơi mẹ và chị tôi trổ tài nội trợ. Theo hành lang dẫn đến cầu thang lên tầng hai là cả một không gian yên tĩnh dành riêng cho hai chị em tôi . Bên này là góc học tập cũng chính là nơi để thờ kính tổ tiên của gia đình tôi. Căn phòng này được trang trí bằng những bức tranh phong cảnh như tôn thêm vẻ sang trọng lịch lãm cho ngôi nhà hơn. Kia là bức tranh về một buổi hoàng hôn trên biển, phía đối diện là bức tranh bức tranh bình minh trên núi rừng... Bước ra khỏi phòng khách là căn phòng của hai chị em tôi. Bố mẹ tôi trang trí cho nó bằng một màu xanh nổi bật hơn những căn phòng khác bởi màu xanh tươi mát được bao chùm tại nơi đây. Mỗi khi đi học về cảm thấy mệt mỏi thì chỉ cần bước chân vào đây là có thể cảm nhận như có một sức sống đang dâng trào. Đằng sau tầng hai là nơi diễn ra những hoạt động bổ ích cho gia đình tôi như là trồng những luống rau muống sạch phục vụ cho mỗi bữa ăn. Còn nhớ mỗi khi buồn tôi lại chạy ra đây để khóc một mình. Nhìn những luống rau xanh tươi dung dinh trong gió một cách thanh thản nó như an ủi tôi cô bạn xinh xắn đừng khóc, hãy tươi vui lên vì cuộc sống của chúng ta đã vốn dĩ rất tươi đẹp. Chỉ cần chúng ta nghĩ về nó theo một chiều hướng tốt thì nó sẽ lập tức tươi đẹp hơn.

Tôi rất yêu quý nơi này bởi nó đã gắn bó với tôi từ thuở thơ ấu và biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp đẽ. Dù mai này có phải xa quê hương, xa nơi mà mình đã gắn bó từ nhỏ thì tôi sẽ không bao giờ quên được tổ ấm thân thương, ấm áp tình người này.
Bình luận (0)
THU PHƯƠNG
20 tháng 12 2017 lúc 20:56

Trong cuộc đời của mỗi học sinh ai cũng có một niềm tự hào của riêng mình. Những ngôi trường đã nằm trong kí ức mỗi học sinh luôn là cái tên không thể nào quên được trong cuộc đời. Bởi vì nó đã đưa chúng ta đến với một cuộc sống đầy đủ. Ngôi trường em đang theo học cũng vậy, cũng thổi vào tâm hồn chúng em nhiệt huyết của cuộc sống và ngôi trường ấy mang tên “Trường THCS Yên Bình”.

Trường được xây dựng trên một khu đất cao rộng và thoáng đãng thuộc địa phận xã Yên Bình – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Chỉ nói đến cái tên thôi đã hàm chứa cả một sự yên bình trong ấy. Trường được nâng cấp, xây dựng trên nền trường liên cấp một- cấp hai, nhưng ngày nay trường cấp một và cấp hai đã được tách riêng. Ngôi trường em đang theo học được xây dựng từ năm 1965. Ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm lịch sử, trải qua bao thăng trầm, bào mòn của thời gian. Đây là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò của biết bao thế hệ học sinh đã đi qua.Trước đây, trường được xây dựng với những phòng học đơn sơ, mộc mạc, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của xã hội và quan tâm của địa phương, ngôi trường được xây dựng khang trang hơn, các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ học tập…của các em học sinh cũng được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của thầy trò chúng em.

Ngôi trường em đang theo học nằm ngay sát mặt đường tỉnh lộ, được xây dựng theo hướng Đông – Nam nhìn ra phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng rãi làm cho không khí trở nên thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Cổng trường được xây dựng cao rộng, đẹp đẽ với những cánh cổng sắt vững trãi, bức tường vàng tươi nổi bật lên tấm biển màu xanh mang tên “Trường THCS Yên Bình”. Cái tên trường thể hiện tình cảm dạt dào của các thầy cô dành cho các em học sinh nơi đây. Phía trên cánh cổng là những cánh cờ tung bay trong gió đón chào các bạn học sinh mỗi buổi sáng đến trường. Trường được bao bọc, che chở bởi những bức tường gạch cao, vững chắc. Khi bước chân vào cổng trường, ai ai cũng ngỡ ngàng trước khung cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ của trường. Trường được bố trí và sắp xếp phòng học theo kiểu chữ U với ba dãy nhà cao tầng. Đi vào cổng trường, phía trên nhất là sân khấu được lát gạch men tráng đỏ cao hẳn so với sân trường với ba bậc tam cấp, rộng thoáng để phục vụ cho các em học sinh trong những buổi sinh hoạt tập thể. Các dãy nhà được khoác trên mình bởi những bộ áo màu vàng, nổi bật lên hàng cửa sổ màu xanh như vật trang trí cho ngôi nhà. Trước những lớp học là những bồn hoa, cây cảnh xanh tốt quanh năm được chính bàn tay nhỏ bé của các em học sinh chăm sóc, tưới tắm.

Mỗi sớm mai, ai nấy bước vào trường cũng cảm thấy một cảm giác phấn khởi với muôn vàn loài hoa khoe sắc. Góc sân trường là khu vườn sinh vật với các loài cây, là một trong những đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học thực hành của chúng em. Dưới sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, rợp bóng mát bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Thân cây to vững trãi, khoảng hai đến ba người ôm mới xuể. Những tán lá to, tỏa bóng che nắng cho chúng em vui chơi. Đặc biệt đến mùa hè, những cây phượng trên sân trường rực rỡ, tiếng ve râm ran càng làm cho khung cảnh sân trường rộn rã hơn. Ai đã từng đến ngôi trường “Trung học cơ sở Yên Bình” của chúng em cũng đều khát khao mong muốn học ở ngôi trường này dù chỉ một lần.

Không chỉ vậy, ngôi trường em đang theo học còn có một đội ngũ các thầy giáo, cô giáo nhiệt tình, tâm huyết, giàu kinh nghiệm luôn yêu thương, quan tâm học sinh. Toàn trường có gần một nghìn học sinh. Nhà trường luôn thay đổi các phương thức dạy, học của thầy cô và học sinh nơi đây. Bài học của các em rất sinh động, không chỉ có lý thuyết mà còn gắn liền với thực hành và thực tiễn đời sống hằng ngày để các em dễ hình dung và tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Tuy đời sống còn khó khăn nhưng các bậc phụ huynh vẫn quan tâm tới sự học hành của con em.

Nơi đây đã đào tạo biết bao nhiêu thế hệ học sinh đỗ đạt, có nhiều cựu học sinh ngày nay thành đạt, giữ những chức vụ, địa vị cao trong xã hội. Những thế hệ học sinh ấy là một niềm tự hào to lớn của nhà trường.

Dù sau này có tốt nghiệp lên cấp 3, có xa ngôi trường em đang theo học em vẫn mãi nhớ về ngôi trường thân thương – Nơi lưu giữ biết bao kí ức học trò suốt 5 năm theo học tại đây. Những kiến thức các thầy cô dạy không chỉ là kinh nghiệm, là công cụ để sau này chúng em có một nghề nghiệp tốt mà nó còn là hành trang để chúng em mang theo suốt cuộc đời.

Bình luận (0)
Huyền Em
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 8 2017 lúc 20:52

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Bình luận (0)
Huong San
4 tháng 5 2018 lúc 13:10

Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi.bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng.Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Bình luận (0)
Thanh Ha Duong
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
20 tháng 4 2018 lúc 19:08

Con của những ngày lên ba chập chững những bước đầu đời. Con coi Mẹ là một bầu trời rộng lớn, là vị tiến sĩ tài ba. Thắc mắc gì, dù lớn, dù nhỏ, mẹ của con đều lần lượt giúp con tháo gỡ. Lớn lên chút nữa, nhà mình khấm khá hơn, bố mẹ mua máy tính cho con học hành. Từ đó, dường như con quên mất thói quen hỏi” “Mẹ ơi, tại sao…?” mà con tưởng nó đã ngấm vào máu thịt con và trở thành phần không thể thiếu. Con bây giờ chỉ việc mở máy tính lên, gõ vài từ khóa là mọi điều đều được giải thích. Nhưng mẹ ạ, hôm nay con đã ngồi thật lâu, tìm kiếm thật lâu mà chẳng thể nào có được câu trả lời thỏa đáng: “Mẹ ơi, tại sao con người có đôi vai, là hai bên vai mẹ ạ, chứ chẳng phải một cái miệng, một bộ não hay một trái tim?”

Con người, cứ mặc định những điều gần gũi, quen thuộc là hiển nhiên và mặc định là đúng mà chẳng mảy may thắc mắc. Con cũng vậy, cho tới khi hình ảnh đôi vai cứ nhảy múa trong đầu con. Mẹ sinh con ra là con nhóc hay nghĩ ngợi, con nghĩ chuyện quá khứ, nghĩ việc hiện tại, nghĩ cả sự tương lại. Nhưng con chẳng hề nghĩ tại sao bố mẹ thương con. Con nghĩ đó là điều con đáng được nhận, nhận vô điều kiện nên không chút đắn đo, suy nghĩ mà coi đó là hiển nhiên. Cũng như con chẳng hề nghĩ, tại sao bố con, mẹ con, con và mọi người đều có “đôi vai”? Là vì con người có thể đi bằng hai chân, di chuyển khắp mỏi nẻo đường, nên cần đôi vai để là bộ khung thật vững chắc, cần bằng trọng lượng cơ thể phải không mẹ? Hay “đôi vai” cũng như đôi bàn tay, đôi quang gánh đi vào thơ ca, âm nhạc, gánh gồng cả cuộc đời, cuộc sống mưu sinh? Không, hơn cả vậy, đôi vai là điểm tựa cho con người trong những phút giây yếu đuối, mệt mỏi bởi giông tố cuộc đời. Đôi vai, miền đất bình yên cho tâm hồn được thỏa sức tự do tắm mát trong tĩnh lặng, ngủ vùi trong tươi vui và lau đi giọt nước mắt.

Vai mẹ con không gầy, mẹ con là người phụ nữ có đôi vai rộng. Nhưng ai bảo vai gầy là vất vả, và bờ vai rộng lớn là được sống yên bình? Vai mẹ con gánh mạ trưa hè nóng, gánh những reo vui khi mùa về, và gánh những giấc mơ con bên câu hát ru: “À ơi… Cái cò mày ngủ cho ngoan…”. Nhìn mẹ ru em con, con hình dung ra con ngày bé được nâng niu dường nào. Chắc con cũng áp má vào vai mẹ, ngủ vùi yên bình như em con bây giờ mẹ nhỉ? Thế là ngay từ bé, khi con còn chưa nhận thức đúng sai, phải trái thì đôi vai đã là bến bờ bình yên rồi…

Vai bố con xương xương, bố con gầy lắm. Bố nhỏ bé, hai má hóp lại. Nhưng dù gầy, dù nhỏ nhưng đôi vai bố đã biến tuổi thơ con với ước mơ được bay như con chim trên bầu trời. Bố con làm giả ngựa để con ngồi trên vai. Bố cõng con chạy quanh sân, và ru con vỡ òa trong giọng con trong vắt. Sân nhà mình ngày ý rộng hơn bây giờ nhiều, chiều chiều bố tắm cho con, cho con tập bơi trong cái chậu nhôm to đùng. Đôi vai bố con che cho con giả vờ ngủ để trốn mẹ không đi lớp mẫu giáo. Cũng từ hồi còn nhỏ, đôi vai đã khiến con được chắp cánh những ước mơ, nướng giòn lên con cười mỗi ngày, trong tổ ấm nhà mình bố nhỉ…

Vai em con mềm mềm, mỗi chiều đi học về con thường cắn yêu vài miếng. Em con là tương lai của con, của bố mẹ, của cả nhà mình. Đôi vai em con sau này, sẽ là chỗ dựa cho bố mẹ những tháng ngày cuối đời, cũng sẽ là động lực để con phấn đấu…
Và thế là, chẳng cần bất cứ công cuộc tìm kiếm nào, những kí ức từ chính tuổi thơ con giúp con được hiểu vì sao con người có đôi vai. Cuộc sống là những trạng thái cân bằng, mà đôi khi bị lệch vì bất cứ lí do gì, thì người ta có xu hướng tìm cho mình một điểm tựa. Điểm tựa ấy sẽ là chốn xua đi mệt mỏi, u buồn, giúp ta lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Giây phút con người yếu lòng nhất chính là lúc họ cần một đôi bờ vai sẻ chia, một đôi vai thấu hiểu. Đôi vai ấy chẳng cần biết nói đâu, chỉ cần lặng yên thấm đi giọt nước mắt là đủ. Im lặng đôi khi tốt hơn nhiều lần sự an ủi với những câu sáo rỗng.

Đôi vai, không chỉ là điểm tựa của mỗi cá nhân, mà nhìn rộng ra là điểm tựa của cả một dân tộc. Đáng chính là đôi vai của nhân dân ta, trong thời chiến cũng như thời bình, tạo cho nhân dân một chỗ dựa vững chắc, an tâm. Ngoài đảo xa kia, khi mà chủ quyền có nguy cơ bị xâm phạm, con nhìn thấy các anh bộ đội ngày đêm ôm súng trên vai, vững tay súng chắc niềm tin bảo vệ nước nhà. Và biên giới xa xôi heo hút, con thấy anh bộ đội biên phòng, với đôi vai khỏe khoắn dãi nắng dầm sương, anh bảo vệ bình yên cho quê hương. Những đôi vai ấy dù hữu hình hay vô hình, vừa là khung xương vững chắc cũng là điểm tựa đáng tin cậy cho nhân dân mình bố mẹ nhỉ?

Con rồi sẽ lớn, và đôi vai con cũng là điểm tựa cho người khác. Con cũng sẽ tìm được nhiều điểm tựa khác, nâng đỡ con trên từng bước đường đời. Con sẽ nhớ lời bố mẹ rằng tự lập là tốt. Con sẽ chỉ mượn tạm bờ vai để nghỉ ngơi, để cân bằng cuộc sống của con thôi, chứ tuyệt nhiên không dựa vào mãi mà theo đó thành thói quen phụ thuộc. Những con người sống cứ mãi phụ thuộc như vậy sẽ yếu ớt và mãi chẳng thể tự mình đứng lên bằng sức lực của mình. Cuộc sống như vậy thì đâu còn ý nghĩa. Con bắt gặp nhiều lắm, những thanh niên dựa dẫm thế lực gia đình, dựa dẫm cha mẹ mà không tự thân vận động, ỉ lại sự trợ giúp mà lười biếng cố gắng. Và tất nhiên “lửa thử vàng gian nan thử sức”, cái cây trải qua giông tố trên miền đất khô cằn sẽ có sức sống mãnh liệt phi thường. con sẽ là một đôi vai đáng tin cậy cho ai đó mệt mỏi có thể an tâm mà dựa vào. Con cũng sẽ không tùy tiện, cứ mệt mỏi là tìm kiếm ngay một chỗ để dựa vào đó. Giữa nhịp sống hối hả con sắp đối mặt, con sẽ luôn nhớ gia đình luôn là điểm tựa, là sợi dây và là đôi vai vô hình nhưng chất chứa yêu thương để con ngả vào, cảm nhạn hơi ấm tình thương máu mủ quen thuộc đã nuôi con trưởng thành.

Mỗi vấn đề bao trùm nhiều khía cạnh, và mọi cách hiểu chỉ mang tính chất tương đối. Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn khi con biết đặt mình vào vị trí của người khác. Khi ấy, đôi vai con dù không to lớn, nhưng đều có thể là chỗ đáng tin cậy cho những người cần thiết, và cũng là đòn bẩy cho ước mơ của con, của người khác được bay cao, bay xa. Và con người, dù chẳng hoàn hảo, nhưng thật tốt khi sống theo cách hoàn hảo nhất

Bình luận (0)
Thanh Huyền
Xem chi tiết
Ánh Sao
2 tháng 5 2018 lúc 22:21

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan

Luận điểm: Lạc quan là gì?

Các dẫn chứng:

- Lạc quan là biểu hiện của sự yêu đời xem đời là đáng sống dù cho gặp hoàn cảnh éo le khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.

- Lạc quan là tin tưởng vào sức bản thân có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mà mình đề ra mặc cho thất bại.

- Người lạc quan luôn có 1 lòng tin mãnh liệt về những công việc và dự định mình sẽ làm mặc cho kết quả ra sao thành công hay thất bại.

-Tinh thần lạc quan xuất phát từ thái độ sống của mỗi con người chúng ta nên cần phải có một thái độ sống đúng có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa và tràn đầy niểm vui trong cuộc sống.

Bình luận (0)
manh doan
2 tháng 5 2018 lúc 22:45

minh chứng cho tinh thần lạc quan ta có thể kể đến như là :

+ trong thơ ca việt nam tinh thần lạc quan bất chấp khó khăn nguy hiểm luôn được thể hiện qua những người lính chiến đấu bao ve to quoc vd : tinh thần lạc quan coi thường hiểm nguy của những người chiến sĩ lái xe Trường son (bài thơ về tiểu đọi xe ko kính _ phạm tiến duật); tinh thần lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp đất nước của những nguoiwf đồng chí đòng đọi ( Đồng chí - chính hữu)

+ hay trong thực tế cũng có những con người như vậy ví dụ như Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

+ và trong lịch sử Việt nam còn có rất nhiều gương mặt thể hiện tinh thần lạc quan nữa như là Bác Hồ , chị VÕ Thị SÁu ,......

BẠn hãy tự tìm thêm nhé

Bình luận (0)
nguyễn thị mĩ linh
Xem chi tiết
nguyenvietphuong
25 tháng 6 2019 lúc 20:58

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Bình luận (0)
chichi
7 tháng 6 2020 lúc 20:43

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

Bình luận (0)
Châu Nguyễn
20 tháng 5 2021 lúc 15:26

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Bình luận (0)
Người vô hình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
20 tháng 2 2017 lúc 21:19

Nghị luận về lòng yêu nước

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Tập làm văn lớp 9

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
_silverlining
20 tháng 2 2017 lúc 21:37

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
Xem chi tiết
Phạm Thúy Hường
23 tháng 1 2017 lúc 22:42

MB: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như sau hòa bình. Ông có nhiều tác phẩm hay nhưng tiêu biểu nhất là truyện ngắn "Chiếc lược ngà". Truyện được viết năm 1966, in trong tập truyện ngắn cùng tên khi tác giả đang hoạt đọng tại chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm cho ta thấy tình cảm cha con, tình đồng đội sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

TB: 1. Nhận định chung ( Tóm tắt )

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi đến khi con lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, nhưng bé Thu lại không nhận ông là ba vì vết thẹo làm cho ông không giống với người ba em nhìn trong ảnh. Em đối xử với ông Sáu như người xa lạ, nhất định không gọi ông là ba. Đến lúc bé Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt thì ông Sáu lại phải ra chiến trường. Tại đây, người cha đã dồn hết tình cảm làm chiếc lược ngà dành tặng cho con của mình. Nhưng trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước luc nhắm mắt, ông kịp trao cho đồng đội của mình -bác Ba- trao chiếc lược lại cho con.

2. Phân tích

Ông Sáu là một người lính tham gia cuộc chiến tranh chống Mĩ. Vì nhiệm vụ cao cả, ông phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quuen hương, và đặc biệt là đứa con mà ông yêu tha thiết. Sau ngần ấy năm, ông Sáu luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe tiếng con gọi "ba". Nguyễn Quang Sáng đã diễn tả tình phụ tử tự nhiên như bao tình phụ tử khác nhưng mang một sắc thái đặc biệt: Tình cảm được đặt trong nghịch cảnh éo le của chiến tranh. Ở đây, tình phụ tử đã được thể hiện cao đẹp qua nhân vật ông Sáu.

a. Trước khi gặp con

- Ông Sáu xa nhà đi chiến trường khi bé Thu chưa đầy một tuổi nên ông rất mong được gặp con. Bảy, tám năm ở chiến trường, không được về thăm nhà nên khao khát ấy trong ông càng cháy bỏng. "Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần, lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến". Nhưng vì hoàn cảnh nên chị không dám đưa và anh cũng chỉ nhìn thấy con qua tấm ảnh nhỏ.

- Trên đường về thăm nhà, "cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng anh". Cái tình ấy như mách bảo anh rằng đứa trẻ tóc ngắn, mặc áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi kia chính là con gái anh. Cái tình ấy đã khiến anh cuống quýt, vội vàng, "không thể chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra xa", vội vàng bước những bước dài gấp gáp rồi đưa tay đón chờ con với tiếng gọi tha thiết, run run: "Thu! Con."

- Ta đọc được ở đay những niềm mong mỏi, khao khát gặp gỡ con đã làm cho ông Sáu xúc động cao độ. Nhưng đáp lại cử chỉ ấy là thái đọ ngơ nhác, lạ lùng, sợ hãi, hoảng hốt. Với giọng nói run run,vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật, ông Sáu đưa hai tay về phía trước: "Ba đây con!". Người đọc xúc động và thương cảm cho ông trước hoàn cảnh người cha đứng sững lại, nhìn theo con, thất vọng, hụt hẫng, đến nỗi "mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy". Tấm lòng người cha được miêu tả thật châm thực và tinh tế.

b. Những ngày ông Sáu ở nhà và nghe con gọi tiếng "ba" đầu tiên

- Ông đã tìm mọi cách để gần gũi con như vỗ về nó, gắp thức ăn cho nó, mong nó gọi tiến ''ba''. Có thể nói tình yêu con của ông được thể hiện bằng sự mong mỏi, khao khát đến cháy bỏng tình cảm của người con. Nhưng cái ngày gặp lại hiếm hoi, quý giá ấy của người lính bị nảy sinh một nỗi éo le: Bé Thu không nhận ba. Ông Sáu càng gần gũi thì dường như con bé càng lạnh lùng, bướng bỉnh, đã làm tổn thương tình cảm trong ông. Có gì đau đớn hơn khi mà người cha giàu lòng yêu thương con bị chính đứa con của mình từ chối. Đỉnh điểm của sự thất vọng ấy thể hiện qua chi tiết bé Thu hất cái trứng cá ra khỏi bát. "Trong bữa cơm đó, Anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào trong chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe ra cả mâm...". Có thể nói, việc bé Thu hất cái trứng cá ra như một ngòi nổ đã làm bùng cháy lên cảm xúc trong ông, cảm xúc chất chứa trong lòng bấy lâu. Có lẽ ông biết rằng mình đã không đúng vì bảy, tám năm qua, ông đã chẳng thể về thăm con, chẳng thể làm gì được cho con nên cái ngày này, ông muốn bù đăp cho con phần nào. Thế nhưng con bé lại phản ứng quá dữ dội và quyết liệt, khiến ông vô cùng hụt hẫng và đau đớn. Có lúc ông tưởng chừng như thất vọng, để rồi đếnngày chia li, ông không dám gần gũi với con nữa vì sợ làm tổn thương con.

- Hạnh phúc đã đến với người lính trong giấy phút muộn màng nhưng vô cùng mạnh mẽ. Đó là giây phút chia tay khi nghe con gọi tiếng "ba'' đầu tiên. Khi Thu cất tiếng gọi ba, tiếng gọi muộn màng ấy thì ai có thể ngờ một người lính dạn dày bom đạn nơi chiến trường, quen với cái chết gần kề lại vô cùng mềm yếu trước con gái của mình. "Không kìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt''. Ông đã khóc! Đó là những giọt nước mắt hiếm hoi của cuộc đời từng trải, nhiều gian khổ song nó lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của tình cha con. Những giọt nước mắt âm thầm, lặng lẽ, đong đầy cảm xúc. Đó là giây phút sung sướng, hạnh phúc và cũng là cuối cùng, duy nhất trong cuộc đời của người chiến sĩ.

- "Bà mua về cho con một chiếc lược nghe ba''. Đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt nhau mãi mãi. nhưng đối với người cha, đó là mơ ước đầu tiên, duy nhất của con mà mình phải thực hiện.

c. Ở nơi căn cứ

- Lúc nhớ con, ông ân hận sao mình lại đánh con. Ông nung nấu thực hiện ước mơ của con và vui mừng khi thực hiền được ước mơ ấy. Ông vui khôn siết khi tìm được chiếc ngà voi, ông sung sướng, hả hê, cầm chiếc ngà voi khoe với bạn của mình- bác Ba. Ông tỉ mỉ, thận trọng làm chiếc lược cho con.

- Một loạt những chi tiết, hành động ''cưa, gõ, khắc, mài'' thể hiên tình cha con sâu đậm. Tất cả tình yêu và nỗi nhớ của ông dành cho con đều dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu chính con gái bé nhỏ của mình. Lòng yêu con, nỗi nhớ con đã biến một người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình dù chỉ có một tác phẩm duy nhất trong đời.

- Nhưng trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, ông không kịp trăn trối điều gì, chỉ đưa tay vào túi, móc cấy lược và nhìn bác Ba hồi lâu. Cái nhìn ấy là ánh mắt ước nguyện của tình phụ tử, là hành động chuyển giao của sự sống. Đó là sự ủy thác, ông Sáu mong bác Ba sẽ thay mình thực hiện lời hứa duy nhất với bé Thu. Ông đã ra đi, mang theo lời dặn dò của con gái.

\(\Rightarrow\) Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con của ông với bé Thu sẽ không bao giờ chết. Nhân vật ông Sáu được xấy dựng bằng tất cả trải nghiệm, tình cảm và sự đồng cảm của Nguyễn Quang Sáng đối với cuộc đời người lính. Ông là tieu biểu cho những gì đẹp nhất của tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

KB: Qua câu chuyện, nhà văn muốn gửi đến thông điệp:'' Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Nhưng chính từ trong chiến tranh khác nghiệt, khốc liệt mà có những thứ tình cảm đẹp, mới nảy nở. Đó là tình đồng đội, đồng chí, tình cảm gia đình, tình yêu đoii lứa và cả tình cha con nữa''. Truyện ngắn ''Chiếc lược ngà '' là một áng văn bất hủ, ca ngợi tình phụ tử giản dị, thiêng liêng.

Bình luận (0)