Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 2
Điểm SP 7

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (12)


Câu trả lời:

Mở bài:
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
Thân bài:
1/ Lịch sử chiêc áo dài:
a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam


Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động c ủa người phụ nữ ngày nay.

 

 

2/ Cấu tạo:
a/ Các bộ phận:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3/ Công dụng:
Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4/ Bảo quản:
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

Câu trả lời:

Trong bộn bề kí ức ngày hôm qua của tôi, có những điều tôi nhớ tôi quên nhưng có một kỉ niệm mà tôi không thể quên. Đó là lần trót xem trộm nhật kí của Hiếu.

Hiếu là người bạn thân thiết nhất cảu tôi. Chúng tôi chơi rất thân nên tôi hiểu Hiếu rất rõ. Hiếu là người năng động, dễ gần Và rất hài hước. Hiếu thông minh học giỏi và rất tình cảm với bạn bè.

Một lần tôi đến nhà Hiếu mượn sách. Hiếu đang dở tay nên bảo tôi cứ lên phòng Hiếu mà tìm. Cả một tủ sách khiến tôi hoa mắt. Tôi phát hiện ra một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, tôi tò mò lôi từ đó ra một quyển sổ nhỏ và mở ra xem. Không! Tôi vội vàng gập lại và định để lại chỗ cũ. Nhưng tôi lại ngập ngừng, tôi muốn biết thêm về Hiếu, muốn biết Hiếu ghi nhật kí như thế nào? Tôi không kìm được tay mình nên tiếp tục mở cuốn sổ và cũng không kìm được nowcs mắt khi đọc nó. Tôi đã cố gắng nhưng tôi không thể dừng lại."Tròi ơi!Lẽ nào cuộc sống của cậu ấy lại như vậy?" Bỗng tôi giật bắn mình, Hiếu xuất hiện trước mặt. Tay tôi bỗng run lên, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng bất động, không nói được lời nào. Tôi chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng, đôi môi run rẩy của Hiếu. Tôi chạy vụt đi lòng nặng trĩu.

Đó là lần đầu tiên tôi thấy Hiếu như vậy. Tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, tôi muốn khóc quá. Tôi sợ chính việc mình vừa làm. Về đến nahf tôi đóng sầm cửa lại, thở hổn hển, bần thần ngôi xuống ghế. Tại sao tôi lại làm như vậy? Tại sao tôi không thể chiến thắng sự tò mò của chính mình? Tại sao? Tôi buồn bực quăng đống sách xuống đất. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.

Đêm đó tôi trằn trọc mãi.Tôi ước chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai chúng tôi cùng nhau đến trường. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những tranh nhật kí đầy nước mắt của Hiếu. Làm sao tôi có thể tưởng tượng ra được gia đình của Hiếu không hề hạnh phúc , suốt ngày Hiếu phải nghe những lời cãi vã của bố mẹ. Tôi không thể tin vào những gì mình đã đọc. Càng nghic tôi càng thương bạn. Tôi tưởng tượng ra hình bóng Hiếu cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà tôi tưởng mình hiểu Hiếu rõ lắm. Ai ngờ tôi không biết gì về Hiếu cả, không biết về những nỗi buồn mà Hiếu phải trải qua. Tôi muốn chia sẻ, muốn an ủi và muốn làm hòa với bạn. Nhưng tôi lo bạn vẫn trách móc, vẫn giận tôi và bạn sẽ không bao giờ muốn nói chuyện với tôi bởi tôi đã cố tình xen vào bí mật đau đớn mà Hiếu hằng cất giấu trong sâu thẳm trái tim mình.Cứ thế một đêm tôi không thể thoát khỏi sự ăn năn, day dứt,...

Sáng hôm sau, tôi đi học một mình mà không dám rủ Hiếu như mọi hôm. Tôi tự nhủ lòng mình sẽ đến xin lỗi bạn nhưng tôi vô cùng lo lắng. Hôm đấy tôi đã không thực hiện được ý định của mình vì hôm đấy và cả hôm sau đó Hiếu không đến lớp. Tôi nén sự xấu hổ đến nhà Hiếu vào một buổi chiều. Thấy tôi Hiếu bỗng trở nên rụt rè, ngại ngùng. Tôi nắm lấy tay Hiếu:

- Hiếu, tớ xin lỗi cậu vì đã xem trộm nhật kí của cậu. Cậu đừng giận tớ nha.

- Tớ không giận cậu tớ chỉ thấy xấu hổ thôi.

Thế là tôi và Hiếu làm hòa với nhau lại vui vẻ chơi với nhau như trước. Một thời gian sau bố mẹ Hiếu giả quyết hiểu lầm không còn cãi nhau nữa. Gia đình Hiếu lại hạnh phúc bên nhau.

Câu chuyện đã xảy ra rất lâu nhưng nó mãi là kỉ niệm đẹp và cũng là một bài học quý giá với tôi về tình bạn.

Câu trả lời:

Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu .Mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu.
Khàng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến .Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư .Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình .Hôm nào tôi cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến . Hốm ấy , vớ đc anh dân quân đọc rất to , rõ ràng , rành mạch tôi nghe đc bao nhiêu tin hay - toàn tin quân ta giết được địch , ruột gan tôi cứ múa hết cả lên. Đang trong tâm trạng náo nức thì tôi nghe được tin làng chợ Dầu của tôi theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng tôi nghẹn ắng lại , da mặt tê rân rân. Tôi lặng ti tưởng như không thở được. Một lúc lâu tôi mới dặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn . Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà. Về đến nhà , tôi nằm vật ra giường nhìn lũ con tôi thấy tủi thân , nước mắt tôi cứ ràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước , yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy nhưng không có lửa làm sao có khói . Tôi cảm thấy tủi nhục, chiều hôm ấy vợ tôi về cung có vẻ khác . Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ây. Tôi im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. 3-4 ngày hôm sau tôi không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ , hễ nghe đến chuyện ấy là tôi lại giật mình. Trong tôi giờ đây đang diễn ra một cuộc chiến tranh nội tâm gay gắt khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình tôi đi. Tôi lâm vài tình trạng bế tắc : về làng hay ở lại. Cuối cùng tôi đến quyết định : làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù . Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn , tôi tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của tôi với đi phần nào . Rồi một hôm khoảng 3h chiều, có người đàn ông đến nhà tôi chơi . Ông ấy rủ tôi đi theo ông ấy đến sẩm tối tôi mới về . Lúc ây tôi rất vui . Đến bực cửa tôi đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng tôi theo Tây làm Việt gian là sai sự mục đích. Cứ thế tôi lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy tôi sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của tôi