Câu 1: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây?
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Có ánh kim.
Câu 2: Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại vàng, bạc, đồng, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Đồng. B. Vàng. C. Bạc. D. Nhôm.
Câu 3: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp là:
A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C. Au, Al. D. Ag, Al.
Câu 4: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Đồng. B. Bạc. C. Sắt. D. Sắt tây.
Câu 5: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 6: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Hg. B. Cr. C. Pb. D. W.
Câu 7: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là
A. đồng. B. lưu huỳnh. C. kẽm. D. thuỷ ngân.
Câu 8: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?
A. Mg. B. Na C. Cu. D. Fe.
Câu 9: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng, nóng. B. HNO3 loãng, nguội. C. H2SO4 loãng, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 10: Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Cu và Fe. B. Fe và Al. C. Mg và Al. D. Mg và Cu.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 12: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13: Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 14: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây? A.
Fe(NO3)3. B. CuCl2. C. Zn(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 15: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Fe và Au. B. Al và Ag. C. Cr và Hg. D. Al và Fe.
Câu 16: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Cu là
A. MgSO4 và ZnCl2. B. FeCl3 và AgNO3. C. FeCl2 và ZnCl2. D. AlCl3 và HCl.
Câu 17: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro là:
A. K, Ca. B. Zn, Ag. C. Mg, Ag. D. Cu, Ba.
Câu 18: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19: Cho hai thanh kim loại M hoá trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dung dịch CuSO4 và thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại M là
A. Ni. B. Fe. C. Mg. D. Zn
Một kim loại có đủ các tính chất sau :
a) Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
b) Phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric.
c) Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
Kim loại đó là
A. sắt; B. đồng ; C. kẽm ; D. nhôm.
Tính chất nào sau đây là của Axit sunfuric?
A. Là chất rắn không màu, tan nhiều trong nước
B. Là chất lỏng sánh, không màu, nặng hơn nước
C. Là chất lỏng sánh, màu trắng, nặng hơn nước
D. Là chất lỏng sánh, màu vàng, nặng hơn nước
Cho các chất: CaCO3, Ba(NO3)2 BaSO3, Fe(OH)3, Mg. Chất nào ở trên phản ứng với dd H2SO4 loãng để tạo thành a/ Chất kết tủa màu trắng b/ Khí nhẹ hơn không khí và chảy được trong không khí. c/ Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. d/ Chất kết tủa màu trắng đồng thời có chất khí nặng hơn không khí và có mùi hắc e/ Dd có màu đỏ nâu Viết các PTHH cho các phản ứng trên
Có bốn mẫu khí A, B, C, D đựng riêng biệt trong các bình thủy tinh. Mỗi khí có một số tính chất trong các tính chất sau:
A. Cháy trong không khí tạo ra chất lỏng không màu (ở nhiệt độ thường), chất lỏng này làm cho đồng(II) sunfat khan màu trắng chuyển thành màu xanh.
B. Độc, cháy với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Không cháy nhưng làm cho ngọn lửa cháy sáng chói hơn.
D. Không cháy mà còn làm tắt ngọn lửa và làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
Khí nào nói trên là : hiđro ; oxi ; cacbon đioxit; cacbon oxit ?
1. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây?
A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh
B. Tác dụng với axit
C. Tác dụng với dung dịch oxit axit
D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ
2: Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:
A. H2 và O2.
B. H2 và Cl2.
C. O2 và Cl2.
D. Cl2 và HCl
3: Cho 5,6g bột sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:…………. Biết Fe = 56, Cu = 6,5, H= 1, S = 32, O=16
A. 6,4 g
B. B 12,8 g
C. C. 64 g
D. D. 128 g
4: Cho 2,7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:
A. 3.36 l B. 2.24 l C. 6.72 l D. 4.48 l
5: Bazơ nào sau đây không tan trong nước.
A. NaOH
B. KOH
C. Ca(OH)2
D. Cu(OH)2
6 : CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch Ca(OH)2
C. CaO
D. dung dịch HCl
7 : Tính chất hóa học nào không phải là tính chất hóa học đặc trưng của axit
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với muối
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với oxit bazơ
8 : Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư đến khi kết thúc phản ứng thấy thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 22,4 lít
9 : Cho một khối lượng bột kẽm dư vào 200 ml dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là
A. 1M
B. 0,1M
C. 2M
D. 0,2M
10 : NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước.
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, khi tan trong nước thu nhiệt.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Polime là những chất dễ bay hơi.
B. Polime là những tính chất dễ tan trong nước.
C. Polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
D. Polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
Dẫn 13,56 lít hỗn hợp 2 khí metan và etylen qua bình đựng dung dịch brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn , chất khí sau phản ứng đem đốt dẫn toàn bộ khí thu được qua vôi trong dư tạo thành 40g chất không tan màu trắng . Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu .
Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:
A. dẻo
B. dẫn điện
C. dẫn nhiệt
D. ánh kim