Lê Quỳnh  Anh

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 38 to 42.

It is estimated that over 99 percent of all species that ever existed have become extinct. What causes extinction? When a species is no longer adapted to a changed environment, it may perish. The exact causes of a species’ death vary from situation to situation. Rapid ecological change may render an environment hostile to a species. For example, temperatures may change and a species may not be able to adapt. Food Resources may be affected by environmental changes, which will then cause problems for a species requiring these resources. Other species may become better adapted to an environment, resulting in competition and, ultimately, in the death of a species.

The fossil record reveals that extinction has occurred throughout the history of Earth. Recent analyses have also revealed that on some occasions many species became extinct at the same time – a mass extinction. One of the best-known examples of mass extinction occurred 65 million years ago with the demise of dinosaurs and many other forms of life. Perhaps the largest mass extinction was the one that occurred 225 million years ago. When approximately 95 percent of all species died, mass extinctions can be caused by a relatively rapid change in the environment and can be worsened by the close interrelationship of many species. If, for example, something were to happen to destroy much of the plankton in the oceans, then the oxygen content of Earth would drop, affection even organisms not living in the oceans. Such a change would probably lead to a mass extinction.

One interesting, and controversial, finding is that extinctions during the past 250 million years have tended to be more intense every 26 million years. This periodic extinction might be due to intersection of the Earth’s orbit with a cloud of comets, but this theory is purely speculative. Some researchers have also speculated that extinction may often be random. That is, certain species may be eliminated and others may survive for no particular reason. A species’ survival may have nothing to do with its ability or inability to adapt. If so, some of evolutionary history may reflect a sequence of essentially random events.

Why is “plankton” mentioned in line 14?

A. To illustrate a comparison between organisms that live on the land and those that live in the ocean

B. To point out that certain species could never become extinct 

C. To demonstrate the interdependence of different species 

D. To emphasize the importance of food resources in preventing mass extinction.

Dương Hoàn Anh
2 tháng 8 2017 lúc 16:55

Chọn đáp án C

Tại sao “plankton” - sinh vật phù du lại được đề cập?

A. để so sánh giữa những sinh vật sống trên cạn và sinh vật sống dưới biển

B. để chỉ ra rằng một số loài nhất định có thể sẽ không bao giờ tuyệt chủng

C. để chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau ở các loài khác nhau

D. để nhấn mạnh sự quan trọng của nguồn thức ăn trong việc hạn chế tuyệt chủng hàng loạt.

Giải thích: Thông tin nằm ở “...can be worsened by the close interrelationship of many species. If, for example, something were to happen to destroy much of the plankton in the oceans, then the oxygen content of Earth would drop, affection even organisms not living in the oceans. Such a change would probably lead to a mass extinction.” Tác giả nói về sự tuyệt chủng hàng loạt có thể gây ra bởi thay đổi môi trường sống, và sự phụ thuộc lẫn nhau khiến nó tệ hơn nữa. Sau đó. tác giả nói về việc các sinh vật phù du chết ảnh hưởng đến lượng oxy, rồi ảnh hưởng đến các loài không sống trong đại dương. Đây chính là mối quan hệ giữa các loài.

Dịch bài đọc:

Người ra ước tính rằng hơn 99 phần trăm tất cả các loài từng tồn tại đã bị tuyệt chủng. Điều gì gây ra sự tuyệt chủng? Khi một loài không còn thích nghi với môi trường đã thay đổi, nó có thể biến mất. Các nguyên nhân chính dẫn đến một loài chết đi khác nhau đối với các trường hợp khác nhau. Sự thay đổi hệ sinh thái quá nhanh có thể khiến môi trường sống trở nên khó khăn với các loài đó. Ví dụ, nhiệt độ có thể thay đổi mà một loài không thể thích nghi. Nguồn thức ăn có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường, sau đó sẽ tiếp tục gây ra những vấn đề khác cho loài mà cần sử dụng nguồn thức ăn này. Các loài khác có thể thích nghi tốt hơn với môi trường, dẫn đến sự cạnh tranh và cuối cùng là cái chết của một loài nào đó.

Các mẫu hóa thạch cho thấy rằng sự tuyệt chủng đã xảy ra trong suốt lịch sử của trái đất. Phân tích gần đây cũng tiết lộ rằng trong một số trường hợp nhiều loài đã tuyệt chủng cùng một lúc - tuyệt chủng hàng loạt. Một trong những ví dụ nổi bật của tuyệt chủng hàng loạt xảy ra vào 65 triệu năm trước đây với sự sụp đổ của khủng long và nhiều sinh vật khác. Có lẽ lần tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra vào 225 triệu năm trước đây, khi khoảng 95 phần trăm số loài đã chết. Tuyệt chủng hàng loạt có thể bị gây ra bởi sự thay đổi tương đối nhanh chóng của môi trường và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các mối liên hệ mật thiết giữa các loài. Ví dụ, nếu một điều gì đó đã xảy ra và tiêu diệt nhiều sinh vật phù du trong các đại dương, sau đó hàm lượng oxy của trái đất sẽ giảm, thậm chí ảnh hưởng đến các sinh vật không sống trong đại dương. Một sự thay đổi như vậy có thể sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt.

Một khám phá thú vị, và cũng gây ra nhiều tranh cãi, đó là sự tuyệt chủng trong suốt 250 triệu năm qua đã có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn su mỗi 26 triệu năm. Sự tuyệt chủng có chu kì này có thể là do giao điểm của quỹ đạo trái đất với một đám mây sao chổi, nhưng thuyết này hoàn toàn chỉ là suy đoán. Một số nhà nghiên cứu cũng đã cho rằng sự tuyệt chủng thường là ngẫu nhiên. Nghĩa là một số loài bị loại bỏ và những loài khác có thể tiếp tục tồn tại mà không có lí do cụ thể nào. Sự tồn tại của một số loài có thể không liên quan gì đến khả năng thích nghi hay không thích nghi của chúng. Nếu vậy, một vài sự tiến hóa lịch sử có thể phản ảnh một chuỗi các sự kiện ngẫu nhiên quan trọng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết